Men răng tiến hóa từ vảy cá cổ đại?

Những hóa thạch và bằng chứng di truyền cho thấy, lớp men răng được phát triển từ vảy của các loài cá cổ đại đã sống trong khoảng 400 triệu năm trước.

men răng
Men răng là lớp màu trắng sáng ở gần đầu của răng. Ảnh: Getty Images.

Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature cho biết, men răng có thể được tiến hóa từ vảy cá.

Men răng là là mô xương cứng nhất trong cơ thể con người và các động vật có xương sống khác, bao gồm cả loài cá.

Tuy nhiên, cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết thực hư về việc, liệu men răng có được tiến hóa từ thứ được gọi là ganoine, một loại tương tự như mô men răng được phát hiện trên vẩy của các loài cá cổ đại (hóa thạch) và một vài loài cá nguyên thủy vẫn còn tồn tại đến bây giờ hay không.

Để tìm hiểu rõ ràng vấn đề này, các nhà khoa học đến từ Thụy Điển và Trung Quốc đã nghiên cứu hóa thạch của hai loại cá nhiều xương nguyên thủy từ kỷ Silur. Họ đã tìm thấy một lớp men trên vảy của những con cá, nhưng không hề có men trên răng của chúng. Phải qua hàng triệu năm tiến hóa, lớp men mới phát triển ở răng cá để làm cho chúng cứng hơn và mạnh mẽ hơn.

"Điều này cực kỳ quan trọng bởi chúng tôi hoàn toàn bất ngờ. Ở con người, men răng chỉ được tìm thấy trên răng, và nó đặc biệt quan trọng bởi chức năng của nó, do đó, thật logic khi cho rằng, nó đã tiến hóa từ chính những hàm răng”, nhà Cổ sinh vật học – giáo sư Per Erik Ahlberg thuộc đại học của Thụy Điển, Uppsala nói.

Bằng chứng từ cá hóa thạch và cá nguyên thủy

Cá là tổ tiên của động vật có xương sống trên mặt đất bao gồm cả động vật lưỡng cư, bò sát, chim và động vật có vú, kể cả con người.

"Mặc dù lớp men trên răng của chúng ta được dùng để cắn hoặc cắt, ban đầu nó được sử dụng như một công cụ bảo vệ của cá nguyên thủy bao gồm cá nhái và các loài cá nhiều vây", tiến sĩ cổ sinh vật học Qingming Qu của Đại học Uppsala và Đại học Ottawa nói thêm.

cá cổ đại
Cá nhái đốm là loài cá nguyên thủy có men trong vảy. Ảnh: Brian Gratwicke/Wikimedia Commons

Các nhà nghiên cứu cho biết, qua nghiên cứu các hóa thạch cho thấy, một loài cá có tên Andreolepis sống vào khoảng 425 triệu năm trước đây ở Thụy Điển đã có một lớp men mỏng trên vảy. Một loài cá khác ở khu vực Trung Quốc là Psarolepis romeri có niên đại khoảng 418 triệu năm đã có một lớp men ở trên vảy và xương mặt. Tuy nhiên, cả hai loại này đều không có men trên… răng của chúng.

Bộ gen của cá nhái đốm (tên khoa học là Lepisosteus oculatus - một loài cá nước ngọt từ miền Trung và miền Nam Hoa Kỳ) phần lớn là không thay đổi từ thời đại khủng long đã cung cấp cho các nhà khoa học nhiều manh mối.

Vảy của cá nhái (Gars), cá vây thùy (Psarolepis) và một loài cá có xương sống khác – Andreolepis, được bao phủ một lớp sáng bóng giống như men răng.

Các nhà nghiên cứu đã xác định được các gen liên quan đến sự hình thành men răng góp phần hình thành lên lớp vảy của cá nhái. Lớp sáng bóng ở trên chính là một loại men.

"Các bằng chứng di truyền củng cố giả thuyết rằng ganoine là chất tương đồng với men răng", các nhà nghiên cứu tuyên bố. Dù vậy, họ cho biết sẽ tiếp tục phân tích thêm về các loài cá nguyên thủy để xác định chính xác thời gian và cơ chế hình thành men răng.

Khám Phá/Infonet, 28/09/2015
Đăng ngày 29/09/2015
Nguyệt Phong
Khoa học

Top các phần mềm quản lý trang trại NTTS (Phần 1)

Mới đây, trang web NeuroSYS đã xếp hạng các công ty hàng đầu cung cấp phần mềm quản lý trang trại dựa trên công nghệ cho ngành NTTS, xem xét tính hiệu quả, sự đổi mới và tác động của sản phẩm đối với ngành.

Công nghệ nuôi trồng thủy sản
• 17:24 04/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Loài cá xém tuyệt chủng- Nay đã được nhân giống thành công!

Nuôi cá hiếm trên sông không chỉ vì lợi ích kinh tế, một người đàn ông ở miền Tây có mong muốn bảo tồn và nhân giống những loài cá có nguy cơ tuyệt chủng.

Cá chốt chuột và cá trạch lửa
• 09:50 09/02/2023

Lưu giữ con cua lớn nhất tại hội Cua Cà Mau

Phân viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản Nam Sông Hậu lưu giữ chú cua khủng đạt giải nhất trong cuộc thi “Cua Cà Mau lớn nhất - Cua Sumo”.

cua sumo
• 11:03 01/01/2023

Cung cấp năng lượng cho hoạt động nuôi biển xa bờ: Hydro có thể là giải pháp bền vững?

Nuôi biển xa bờ được xác định bằng nhiều tiêu chí khác nhau như độ sâu nước, khoảng cách từ bờ, mức độ tiếp xúc với sóng và ranh giới quyền tài phán (Gentry et al., 2017b). Một định nghĩa chung được áp dụng rằng nuôi biển xa bờ diễn ra ở vùng biển khơi với sự tiếp xúc đáng kể với tác động của gió và sóng (Lader và cộng sự, 2007, Fredriksson và cộng sự, 2003), đòi hỏi thiết bị và tàu phục vụ có khả năng hoạt động trong điều kiện biển khắc nghiệt (Drumm, 2010, Tsukrov và cộng sự, 2000).

Nuôi thủy sản xa bờ
• 14:30 07/05/2024

Tăng cường an ninh lượng thực toàn cầu bằng chỉnh sửa gen

Chỉnh sửa bộ gen đối tượng thủy sản đã được các nhà khoa trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản quan tâm và công nghệ này là tiềm năng to lớn để nâng cao khả năng quản lý môi trường, năng suất và khả năng kháng bệnh của ngành.

Biến đổi gen
• 10:28 02/05/2024

Liệu công nghệ có thật sự cần thiết trong thủy sản

Công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi tôm hiện nay, đặc biệt là đối với các mô hình nuôi thâm canh và siêu thâm canh. Nếu áp dụng công nghệ tiên tiến mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.

Ao nuôi công nghê
• 10:05 22/04/2024

Các công nghệ đếm con giống hiệu quả bạn nên biết

Trong ngành nuôi tôm, việc đếm số lượng tôm giống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự thiếu sót hoặc dư thừa đều có thể gây tổn thất kinh tế đối với cả người bán và người mua. Cũng như điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sản xuất trong tương lai.

Đếm con giống
• 08:00 15/04/2024

Cơ hội và tiềm năng phục hồi cho thủy sản Việt Nam

Trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường thế giới, ngành thuỷ sản Việt Nam đang đối diện với những cơ hội và tiềm năng phục hồi đáng kể. Từ những thách thức về môi trường kinh doanh đến áp lực từ các yêu cầu xuất khẩu quốc tế, ngành này đang tìm kiếm những lối đi mới để phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

Thu hoạch tôm
• 21:07 13/05/2024

Dự án Aqua Xanh nuôi tôm bền vững ở Cà Mau

Từ tháng 5/2024 đến tháng 7/2026, tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, triển khai thí điểm dự án Aqua Xanh với mục tiêu góp phần giảm ô nhiễm nguồn nước để thực hành nuôi tôm bền vững và sau đó mở rộng ra vùng ĐBSCL.

Mô hình nuôi tôm
• 21:07 13/05/2024

Gặp gỡ, trao đổi với người dân về nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Ngày 10/5, tại xã Phước Sơn (Bình Định), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 hộ nuôi tôm trên địa bàn các xã Phước Sơn, Phước Thuận và Phước Hòa về kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc.

Cơ quan chuyển môn
• 21:07 13/05/2024

Mưa đầu mùa - Nỗi lo của người dân nuôi tôm

Trong những ngày đầu mùa mưa, dòng mưa này không chỉ là niềm vui và cảm hứng cho mọi người mà còn là một thách thức đối với những người nuôi tôm trên ao. Mỗi giọt mưa cũng là một lời nhắc nhở về sự cần thiết của việc quản lý và ứng phó với những tác động của thời tiết đối với nguồn lợi thủy sản quý báu này.

Ao nuôi tôm
• 21:07 13/05/2024

Cá chết trên hồ sinh thái Bàu Sen (Quy Nhơn) do thiếu oxy

Mới đây, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định thông tin nguyên nhân của tình trạng cá chết nổi trắng ở hồ sinh thái Bàu Sen, thành phố Quy Nhơn do nguồn nước tại hồ có nồng độ oxy hòa tan quá thấp.

Cá
• 21:07 13/05/2024