Thế giới cần sản xuất thêm 40 triệu tấn hải sản trong tương lai

Nền nông nghiệp đã đi một chặng đường dài trong thế kỷ qua. Đã sản xuất nhiều thực phẩm hơn bao giờ hết - nhưng mô hình hiện tại không bền vững, khi dân số thế giới nhanh chóng đạt tới ngưỡng 8 tỷ, các phương pháp sản xuất lương thực hiện đại sẽ cần một sự đột phá để đáp ứng nhu cầu thực phẩm thế giới.

Thế giới cần sản xuất thêm 40 triệu tấn hải sản trong tương lai
Thế giới cần sản xuất thêm 40 triệu tấn hải sản trong tương lai

Hải sản là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống của con người và nó đã có trong bữa ăn của con người từ rất lâu. Theo các bằng chứng khảo cổ, Loài người (Homo sapiens) nắm vững nghệ thuật câu cá khoảng 40.000 năm trước - và chúng ta đã ăn hải sản từ đó.

Tất nhiên ngày nay số người ăn hải sản nhiều hơn so với 40.000 năm trước. Và lượng hải sản đánh bắt không còn đủ để cung cấp cho nhu cầu hải sản của toàn cầu, do đó trang trại nuôi trồng thủy sản ra đời.

Trên toàn cầu, nuôi trồng thuỷ sản bao gồm: nuôi cá, giáp xác, nhuyễn thể, và thực vật thủy sinh - cung cấp hơn 50% tổng sản lượng thủy sản cung cấp cho con người.

Con số này dự kiến sẽ tăng lên. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc, khoảng 75% khai thác thủy sản thế giới đang bị khai thác hoặc cạn kiệt vì đánh bắt cá, điều này có thể sẽ dẫn đến sự cạn kiệt hoàn toàn của các loài cá được đánh bắt vào năm 2048. Điều đó có nghĩa là trong 15 năm, chúng ta sẽ cần phải nuôi trồng thêm 40 triệu tấn hải sản để đáp ứng nhu cầu.

Đó là một thách thức lớn cho ngành nuôi trồng thủy sản hiện tại: chưa bền vững, gây ôi nhiễm môi trường và dịch bệnh. Môt câu hỏi được đặt ra là làm thế nào tăng quy mô sản xuất mà tránh được các mối nguy hiện tại?

Câu trả lời nằm ở khoa học và công nghệ. Hiện nay, các nhà nghiên cứu và các nhà bảo vệ môi trường trên toàn cầu đang làm việc trên một loạt các giải pháp tiềm năng có thể cung cấp một nguồn hải sản bền vững  sẽ không làm hại môi trường. Đó được gọi tắt là công nghệ biofloc.Với chu trình nuôi hoàn toàn khép kính, không chất thải và tiết kiệm nguồn nước. Biofloc đang được xem là tương lai của nuôi trồng thủy sản toàn cầu.

Theo Digital Trends
Đăng ngày 26/04/2017
LỆ THỦY Lược dịch
Thế giới

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Thủy sản Việt Nam tiếp tục nhận tín hiệu tốt từ Mỹ

Thủy sản Việt Nam trong đó có sản phẩm tôm tiếp tục nhận được tin khả quan khi xuất khẩu sang thị trường trường Mỹ.

Chế biến tôm
• 11:10 24/10/2023

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 12:20 27/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 12:20 27/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 12:20 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:20 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 12:20 27/04/2024