2 loài cá đem lại lợi nhuận lên đến hàng tỷ đồng

Từ 4 năm nay, chàng trai 29 tuổi này đã kiếm hàng tỷ đồng từ 5 ha mặt nước nuôi 2 loại cá ’nhà giàu’: heo đuôi đỏ và chạch lấu.

Loài cá đem lại lợi nhuận cao cho anh Liêm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
Loài cá đem lại lợi nhuận cao cho anh Liêm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn

Đó là anh Nguyễn Văn Liêm, sinh năm 1993, ở ấp Phú Thọ C, xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, Đồng Tháp. Với 5 ha, chia thành 7 ao, Liêm là người có diện tích mặt nước nuôi cá thuộc loại lớn nhất nhì Tam Nông.

Cùng với cá linh, cá heo đuôi đỏ (hay cá heo nước ngọt) là một trong những loài cá đặc sản mùa nước nổi ở các tỉnh miền Tây. Nhưng, trong khi cá linh dù cũng rất ngon, nhưng giá lại khá bình dân, người lao động ai cũng có thể mua ăn. Còn cá heo thì ngược lại, có giá khá cao. Có thời điểm, 1 kg cá heo lên tới 750 ngàn đồng. Vì thế, không phải ai cũng dám mua ăn.

Cá heo đuôi đỏ và cá chạch lấuCá heo đuôi đỏ và cá chạch lấu trong ao của anh Liêm hiện đã đạt trọng lượng xuất, riêng cá chạch lấu đã to từ 5-7 lạng/con, nhưng anh để giáp tết Nguyên đán mới bán. Ảnh: Hồng Thuỷ.

Từ mấy năm nay, nhiều người đã nuôi thành công mô hình cá heo đuôi đỏ. Ông chủ trẻ Nguyễn Văn Liêm cho biết, ban đầu, nguồn cá giống chủ yếu là mua từ thiên nhiên, nhưng từ 2 năm nay, một số trại nhân giống đã ươm thành công. Nhưng giá cao hơn nhiều so với con giống mua từ người dân bắt được ngoài tự nhiên.

“Ở đây giờ cũng nhiều người nuôi, mỗi người có cách nuôi khác nhau. Người thả mật độ dày, người thả thưa. Thông thường 1 m2 mặt nước có thể thả từ 2 - 2,5 con chạch lấu và kèm từ 5 - 10 con cá heo. Em thả mật độ thưa hơn, 2 con chạch lấu kèm 6 - 7 con heo đuôi đỏ”, Liêm cho biết.

Về chi phí đầu tư, Liêm cho biết, bình quân mỗi ký cá heo thành phẩm sau 1 năm nuôi hết khoảng 6 kg thức ăn, giá mỗi ký 30 ngàn đồng. Cá giống hết 20 ngàn đồng (khoảng 40 con giống cho 1 kg cá thành phẩm, giá 500 đồng/con). Như vậy, tổng chi phí cho giống va thức ăn hết khoảng 200 ngàn đồng, chưa tính nhân công, điện nước và chi phí lặt vặt khác. Còn cá chạch lấu, bình quân mỗi ký cá thành phẩm tốn từ 3 - 4kg thức ăn. Sau từ 10 tháng đến 1 năm nuôi, mỗi ha mặt nước đạt khoảng 3 tấn cá heo và 5 tấn chạch lấu. “Cá chạch lấu ước lượng vậy thôi chứ không biết chính xác, vì em thả và thu hoạch luân phiên chứ không thu hoạch đồng loạt như heo đuôi đỏ”, Liêm nói.

Liêm cho biết, cá heo đuôi đỏ có thời điểm giá lên tới 750 ngàn đồng/kg, chạch lấu cũng 4-5 trăm ngàn đồng/kg. Còn hiện tại, cá heo đuôi đỏ có giá tại ao 510 ngàn đồng, chạch lấu 250 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ hết chi phí (khoảng 60% doanh thu), bao gồm cả điện nước, nhân công, Liêm bỏ túi vài tỷ đồng.

ông Lê Thanh TùngTheo ông Lê Thanh Tùng, Chủ tịch Hội nông dân xã Phú Thọ, toàn xã hiện có khoảng 9 ha mặt nước nuôi cá heo và chạch, thì riêng Nguyễn Văn Liêm chiếm hơn 1 nửa với 5 ha. Ảnh: Hồng Thuỷ.

Tính đến nay, Liêm đã bước sang năm thứ 5 nuôi 2 loại cá này. Kinh nghiệm đã tích lũy được kha khá, đủ để đi tư vấn cho người mới nuôi. Nói về cơ duyên gắn bó với 2 con cá này, Liêm cho biết: “Năm 2016, em đi nghĩa vụ quân sự về, bắt đầu nghĩ cách làm kinh tế. Gia đình may mắn có đất lúa tương đối rộng, nhưng ngay từ đầu, em xác định không trồng lúa. Vì với năng suất 5 tạ/công, không thể khá nổi. Nghĩ vậy nên ban đầu em đào ao nuôi tôm. Nhưng ngay vụ đầu đã thất bại vì thiếu kiến thức, kinh nghiệm. Em thấy nuôi tôm vốn nhiều, đầu tư lớn, ngoài kiến thức, kinh nghiệm ra, còn phụ thuộc nhiều thứ, rủi ro lớn, chỉ cần sơ sẩy chút xíu là mất trắng ngay. Trong khi mình ít vốn, nếu thất bại thêm lần nữa thì có thể không thể gượng lại được. Vì thế, em không dám mạo hiểm, tìm hướng đi khác. Sau khi tìm hiểu, thấy một số nơi nuôi cá chạch lấu khá thành công, nên em tìm hiểu, sau đó nuôi thử. Ban đầu cũng chưa thành công lắm, nhưng không đến mức thua. Đến năm thứ 2 thì thành công hơn. Khi nắm tương đối về kỹ thuật nuôi, có chút kinh nghiệm, em mới tìm hiểu thêm hướng thả nuôi chung cá heo đuôi đỏ với chạch lấu”.

Anh Nguyễn Văn Liêm

Nguyễn Văn Liêm cho biết, thời gian đầu nuôi dù không thất bại, nhưng cũng chưa thành công. Khoảng 2 năm trở lại đây, tay nghề anh mới "cứng" hơn và ngày càng thành công hơn. Ảnh: Hồng Thuỷ.

Về kinh nghiệm nuôi, Liêm cho biết, chạch lấu và heo đuôi đỏ rất phù hợp để nuôi chung. 2 loại cá này đều sống ở tầng đáy, trong đó cá chạch lấu sống tầng sát đáy, còn cá heo ở tầng cao hơn 1 chút. Điều thú vị là thức ăn thừa của chạch lấu sẽ được cá heo đuôi đỏ dọn sạch, vừa góp phần làm sạch nước, vừa giảm chi phí thức ăn cho cá heo.

“Hai loại cá này phù hợp nuôi chung và tương đối dễ nuôi, ít bệnh, nếu nuôi giỏi thì tỷ lệ hao hụt thấp, ít rủi ro hơn so với con tôm. Trong khi giá trị kinh tế lại rất cao. Gấp hàng chục lần so với làm lúa, mà công chăm cũng không cực bằng lúa. Dĩ nhiên, làm gì cũng cần nắm kỹ thuật và kinh nghiệm thực tế. Ví dụ 2 con cá này đều phù hợp với môi trường nước tư nhiên, có dòng chảy. Cá heo đuôi đỏ vốn là từ biển Hồ Campuchia theo dòng chảy về nên vào mùa nước nổi mới có. Mình nắm được yếu tố này, nên môi trường nuôi cũng phải tạo dòng chảy. Ngoài ra, nước không được ô nhiễm, nến lấy nước ngoài thiên nhiên vào thay nước ao, phải chú ý nguồn nước bên ngoài, nếu bị ô nhiễm, chẳng hạn có dư lượng thuốc, hay phân bón ruộng chẳng hạn, thì không bơm. Và khi không thay nước thì không cho ăn, tránh làm nước ao ô nhiễm bởi thức ăn thừa. Ngoài ra, thức ăn cho cá cũng là yếu tố quan trọng. Ví dụ chọn thức ăn có tỷ lệ độ đạm cao, hoặc công thức phối trộn thức ăn cũng là một bí quyết để đàn cá khoẻ mạnh, mau lớn”, Nguyễn Văn Liêm chia sẻ.

Báo Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 29/11/2022
Hồng Thuỷ - Nguyễn Thuỷ
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Bón vôi ngày mưa đúng cách cho ao nuôi tôm

Bón vôi cho ao nuôi tôm là một trong những biện pháp quan trọng để duy trì chất lượng nước, ổn định pH, và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tôm. Tuy nhiên, vào ngày mưa, quá trình bón vôi cần được thực hiện cẩn thận hơn để đảm bảo hiệu quả và tránh gây hại cho tôm.

Trộn vôi
• 10:12 09/09/2024

Việt Nam có đang đối mặt với nhiều thách thức trong nuôi trồng thủy sản?

Ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam được coi là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành này cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp về môi trường, quản lý và cạnh tranh quốc tế,...

Nuôi trồng thủy sản
• 10:09 06/09/2024

Hành vi bất thường của tôm: Nhận biết, nguyên nhân và giải pháp

Hành vi bất thường của tôm có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm về các vấn đề sức khỏe hoặc điều kiện ao nuôi không phù hợp. Dưới đây là các hành vi bất thường thường gặp ở tôm, cùng với biểu hiện, nguyên nhân, và giải pháp cụ thể để người nuôi có thể nhận diện và xử lý kịp thời.

Tôm thẻ
• 09:39 06/09/2024

Nâng tầm thú vui với công nghệ và thiết bị mới trong nuôi cá cảnh

Thú vui nuôi cá cảnh không chỉ đơn thuần là một sở thích mà còn là một nghệ thuật giúp mang lại sự thư giãn, giảm căng thẳng và tạo không gian xanh mát trong ngôi nhà của bạn.

Cá cảnh
• 10:04 05/09/2024

Nguồn gốc Astaxanthin trong chuỗi thức ăn

Các nguồn astaxanthin tổng hợp và tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến xu hướng của ngành, gây ra một làn sóng trên thị trường dược phẩm dinh dưỡng thế giới về sản phẩm dạng viên nang.

Astaxanthin
• 10:52 10/09/2024

Liệu giá có giảm khi nguyên liệu không còn phụ thuộc vào thị trường nước ngoài?

Một trong những thách thức lớn mà ngành này phải đối mặt là chi phí thức ăn, chiếm đến 60-70% tổng chi phí sản xuất. Giá thức ăn thủy sản không ngừng gia tăng trong những năm gần đây, một phần do sự biến động của giá nguyên liệu trên thị trường quốc tế. Với thực trạng này, câu hỏi đặt ra là liệu giá thức ăn có giảm khi nguyên liệu sản xuất không còn phụ thuộc vào thị trường nước ngoài?

Thức ăn công nghiệp
• 10:52 10/09/2024

Việt Nam khẳng định vị thế là "siêu cường tôm" nhờ thị trường Hoa Kỳ

Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những "siêu cường tôm" toàn cầu nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của xuất khẩu tôm sang thị trường Hoa Kỳ.

Tôm
• 10:52 10/09/2024

Công thức sử dụng một số thảo dược kháng bệnh cho tôm

Sử dụng chiết xuất thảo dược để tăng cường miễn dịch và kiểm soát bệnh cho tôm nuôi được biết đến từ lâu, và hai năm qua các chuyên gia ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ thực hiện chương trình Đổi mới sáng tạo tôm Mekong tập trung nghiên cứu đưa ra một số công thức cụ thể.

Tôm thẻ
• 10:52 10/09/2024

Ngành tôm Ấn Độ mất 500 triệu đô la vì lệnh cấm của Hoa Kỳ

Năm 2024, ngành tôm Ấn Độ đối mặt với một cú sốc lớn khi Hoa Kỳ, một trong những thị trường xuất khẩu chủ chốt, áp đặt lệnh cấm đối với các sản phẩm tôm nhập khẩu từ quốc gia này.

Tôm thẻ
• 10:52 10/09/2024
Some text some message..