Dưới đây là 5 loài thủy sản ngoại lai tiêu biểu có thể gây tác động xấu đến sinh vật khác, hoặc gây tuyệt chủng, dòng ngoại lai xâm hại, gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái.
Chúng không phân bố trong khu vực nhất định mà được du nhập từ các hoạt động của con người, phạm vi trong cùng quốc gia hoặc trong khu vực.
Những sinh vật ngoại lai này sẽ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, sự cạnh tranh sinh tồn sẽ loại trừ các loại thuỷ sản bản địa, gây giảm đa dạng sinh học và mất cân bằng hệ sinh thái, gây bệnh hoặc nguy hiểm cho sinh vật, thậm chí là con người. Một số loài ngoại lai phổ biến cần lưu ý:
1. Cá Piranha bụng đỏ (Pygocentrus nattereri)
Cá Piranha hay còn gọi là cá hổ, cá cọp, cá răng đao,... có nguồn gốc từ Nam Mỹ và ngoại hình gần giống với cá chim trắng nước ngọt, có đặc điểm hàm răng sắc nhọn và miệng lớn, săn mồi theo bầy đàn. Loài cá này được mệnh danh là “sát thủ nước ngọt”, chúng ăn cả cá sống và cá chết, côn trùng, giáp sát, bò sát, động vật lưỡng cư và cả động vật có vú.
Cá Piranha bụng đỏ với bộ răng sắc nhọn. Ảnh: litteritcostsyou.org
Sự nguy hiểm mà loài cá này đối với môi trường còn đáng sợ hơn Ốc bươu vàng, đỉa, tôm hùm đất. Tuy nhiên vẫn có nhiều địa điểm bán loài cá này như một loài cá cảnh vì chúng có màu sắc bắt mắt và độc lạ.
2. Rùa tai đỏ
Rùa tai đỏ hay còn gọi là Rùa Brazil có nguồn gốc từ Bắc Mỹ và được du nhập như một loài rùa cảnh. Loài này có khả năng thích nghi mạnh mẽ và kiếm ăn rộng rãi. Nếu nó chảy vào sông sẽ săn mồi với một số lượng lớn trứng, nòng nọc của cá nhỏ, tôm cua và ếch, sẽ cướp đi nguồn thức ăn của những sinh vật khác, lây lan bệnh tật cho thuỷ sản và con người.
Rùa tai đỏ nguy hiểm. Ảnh: sep.yimg.com
3. Ếch Mỹ (American bullfrog)
Ếch Mỹ (American bullfrog) có nguồn gốc từ phía Đông của núi Rocky ở Bắc Mỹ. Có đặc tính thích nghi mạnh, kiếm ăn rộng, ít thiên địch và có tuổi thọ cao với khả năng sinh sản nhiều. Đây cũng là lợi thế cạnh tranh và là mối đe doạ đối với những loài thuỷ sinh bản địa. Không những vậy nó còn mang theo nấm Chytrid trên cơ thể dễ dẫn đến sự tuyệt chủng của các loài lưỡng cư.
Ếch Mỹ (American bullfrog). Ảnh: wikimedia.org
4. Tôm hùm nước ngọt (Procambarus clarkii)
Tôm hùm nước ngọt hay còn gọi là tôm hùm đất, tôm càng, là loài sống ở đáy và thích đào hang có thể sâu đến 2 mét, ưa tối và thường hoạt động về ban đêm. Việc đào hang gây ảnh hưởng xấu đến đê và những hệ thống tưới nước nông nghiệp, thay đổi chất lượng nước và đặc tính trầm tích, tích lũy kim loại trong nước.
Ngoài ra chúng còn có thể sống thành đàn và sinh sản nhiều, gây ra bệnh tật cho các loài sinh vật khác và đe doạ đến môi trường sống của tôm bản địa, động vật không xương sống, thân mềm và các loài lưỡng cư.
Tôm hùm đất không được phép du nhập vào Việt Nam. Ảnh: dxycdn.com
5. Ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata)
Ốc bươu vàng thường ẩn mình ở bùn, ao mương và thường ăn ngang thân lúa, mạ non, rau muống khiến nông nghiệp bị thiệt hại nặng nề.
Loài ốc này có thể sống ở nơi khô hạn và môi trường ô nhiễm kể cả thiếu oxy. Không những vậy chúng còn sinh trưởng cực nhanh (200-300 trứng/ổ) với chu kỳ đẻ từ 10 - 12 ổ, cách nhau 7 - 15 ngày. Do vậy nếu lan ra diện rộng sẽ phá hại mùa màng của nông dân với diện tích lớn, gây ra hiện trạng “mất trắng mùa”.
Ốc bươu vàng và trứng của nó. Ảnh: ytimg.com
Trên đây là những sinh vật ngoại lai phổ biến và nguy hiểm đã bị cấm ở nhiều quốc gia khi thả phóng sinh. Do đó cần tìm hiểu khi nuôi trồng, chăn thả các loài thuỷ hải sản sao cho phù hợp bảo đảm cân bằng hệ sinh thái và không gây thiệt hại về kinh tế cũng như sức khoẻ con người.