Bạc Liêu: Diện tích thả giống tôm thâm canh, bán thâm canh 1.846ha trong tháng 5

Trong tháng 5 năm 2017, diện tích tôm nuôi thâm canh, bán thâm canh thả giống 1.846 ha (trong đó tôm sú 994 ha, tôm thẻ chân trắng 852 ha), giảm 05 ha so với tháng trước và tăng 515 ha so với cùng kỳ năm 2016, nâng diện tích thả giống tôm thâm canh, bán thâm canh lên 6.883 ha (trong đó tôm sú 3.505 ha, tôm thẻ chân trắng 3.378 ha) tăng 2.695 ha so cùng kỳ năm 2016.

Bạc Liêu: Diện tích thả giống tôm thâm canh, bán thâm canh 1.846ha trong tháng 5
Hình minh họa. Nguồn Internet

Diện tích thu hoạch trong tháng là 633 ha (trong đó tôm sú 182 ha, tôm thẻ chân trắng 451 ha) tăng 275 ha so với tháng trước và tăng 264 ha so cùng kỳ; diện tích tôm thâm canh, bán thâm canh đang có nuôi (tính đến ngày 11 tháng 5 năm 2017) là 4.300 ha (trong đó tôm sú 2.357 ha, tôm thẻ chân trắng 1.943 ha) tăng 982 ha so với cùng kỳ.

Trong tháng, diện tích tôm thiệt hại với mức độ trên 70% là 380 ha (trong đó tôm sú 244 ha, tôm thẻ chân trắng 136 ha) tăng 169 ha so với tháng trước và tăng 104 ha so với cùng kỳ; lũy kế thiệt hại (tính đến ngày 11 tháng 5 năm 2017) là 920 ha (trong đó tôm sú 471 ha, tôm thẻ chân trắng 449 ha) tăng 217 ha so với cùng kỳ.

Tôm thiệt hại chủ yếu là do môi trường, hoại tử gan tụy, một số ít bị bệnh đốm trắng và chưa rõ nguyên nhân. Diện tích cải tạo ao đầm chuẩn bị thả giống 9.869 ha, giảm 351 ha so với cùng kỳ năm 2016.

Báo Bạc Liêu
Đăng ngày 26/05/2017
Thanh Hường
Nuôi trồng

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 10:05 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 11:02 27/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 11:02 27/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 11:02 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 11:02 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 11:02 27/04/2024