Hải Triều: Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Đảng ủy, UBND xã ra nghị quyết chuyên đề về ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nuôi trồng thủy sản. Để khai thác tối đa tiềm năng kinh tế biển và làm giàu từ biển.

Hải Triều: Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
Lắp đặt thiết bị quạt nước tạo ô xy cho ao nuôi tôm công nghiệp tại gia đình anh Hoàng Đức Thiện, xóm Tây Bình, xã Hải Triều.

Đại hội nhiệm kỳ 2016-2021, Đảng bộ xã tập trung thảo luận, bàn hướng phát triển kinh tế; trọng tâm là phát triển kinh tế biển, mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản. Trong đó lấy ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất là giải pháp quan trọng trong phát triển kinh tế.

Nghị quyết được quán triệt phổ biến đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã để thực hiện. Xã giao cho các ban, ngành, đoàn thể chính trị chủ động đề xuất với Phòng NN và PTNT, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, Trạm Khuyến nông huyện… tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người dân. Đồng thời tổ chức cho nông dân đi tham quan, học tập kinh nghiệm sản xuất rau màu, trồng cây dược liệu và nuôi thủy sản ở các địa phương trong và ngoài tỉnh. Qua đó, nhiều kỹ thuật mới như trồng rau màu, nuôi thủy sản an toàn theo quy trình VietGAP; chăn nuôi an toàn sinh học được người dân tiếp nhận và áp dụng vào thực tế sản xuất.

Bên cạnh đó, UBND xã chỉ đạo các tổ chức hội, đoàn thể tranh thủ lồng ghép các chương trình, dự án hỗ trợ vốn, tư liệu sản xuất, khoa học kỹ thuật của cả Trung ương và địa phương để hỗ trợ, khuyến khích người dân ứng dụng vào sản xuất. Nhờ đó, những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới đã được lựa chọn và ứng dụng vào 3 mũi nhọn kinh tế của xã là trồng rau màu, khai thác và nuôi thủy sản. Trong đó nghề khai thác thủy sản tập trung đầu tư hoán cải, nâng cấp tàu cá; chuyển đổi từ khai thác thủ công sang bán công nghiệp với nhiều thiết bị hỗ trợ khai thác như: thiết bị định vị, thiết bị dò luồng cá; bộ đàm thông tin liên lạc tầm xa…

Do đó nghề khai thác thủy sản của xã phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện tại, toàn xã có 65 tàu đánh bắt cá xa bờ có công suất từ 400-950CV (trong đó có 5 tàu được hỗ trợ theo Nghị định 67 của Chính phủ); hơn 100 tàu thuyền khai thác gần bờ và rất nhiều thiết bị máy chuyên nghề lưới ghẹ, lưới cá bường. Nhờ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nghề khai thác thủy sản của xã giảm được chi phí, đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, chất lượng sản phẩm được nâng cao và đặc biệt là giảm được số lượng lao động trên mỗi tàu thuyền. Trên 300 hộ chuyên khai thác thủy sản của xã đã có mức thu nhập trung bình từ trên 200 triệu đồng/năm trở lên. Sản lượng khai thác thủy sản năm 2016 đạt trên 7.000 tấn, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh nghề đi biển, trong 5 năm qua, xã đã chuyển đổi được hơn 120ha ruộng muối năng suất thấp sang nuôi trồng thủy, hải sản và trồng màu. Trong tổng số 120ha diện tích nuôi các loại thủy sản tôm, cua, cá có 40ha áp dụng quy trình nuôi công nghiệp.

Đặc biệt là ngoài việc áp dụng triệt để các quy trình kỹ thuật chăm sóc con nuôi theo hướng dẫn kỹ thuật của các chuyên gia, các hộ nuôi thủy sản ở xã đã biết kết hợp khoa học với kinh nghiệm thực tế trong việc xử lý nguồn nước ao nuôi khi thời tiết bất thuận phù hợp với điều kiện cụ thể đạt hiệu quả tốt.

Theo đó vào thời điểm có mưa lớn kéo dài, các hộ dân đồng loạt xả tràn nước ngọt trên tầng mặt và sục khí ao nuôi để tránh hiện tượng phân tầng môi trường nước. Đồng thời theo dõi chặt chẽ các yếu tố môi trường ao nuôi để kịp thời bổ sung các khoáng chất cần thiết cho con nuôi cũng như bổ sung men tiêu hóa, vitamin C vào thức ăn để đối tượng nuôi có thêm sức đề kháng chống chọi với thay đổi của môi trường, phát triển khỏe mạnh. Nhờ sự chăm sóc khoa học và tỉ mỉ nên hầu hết các ao nuôi trên địa bàn xã đều ít gặp dịch bệnh do môi trường hay thời tiết mang lại.

Năm 2016, sản lượng nuôi thủy sản của xã đạt trên 250 tấn, tăng 17,5% so với năm 2015. Tiêu biểu trong việc ứng dụng thành công những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi tôm như hộ gia đình các anh: Hoàng Đức Thiện, xóm Tây Bình; Trần Văn Thiêm, xóm Tân Thịnh.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội rõ rệt và nâng cao nhận thức cho người dân xã Hải Triều. Từ một xã chân sóng khó khăn về kinh tế, đến nay, tổng giá trị sản xuất của xã đạt trên 300 tỷ đồng/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,5%/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt 38,5 triệu đồng/năm.

Báo Nam Định
Đăng ngày 17/07/2017
Nông thôn

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 03:41 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 03:41 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 03:41 27/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 03:41 27/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 03:41 27/04/2024