Hàng trăm container cá tra bị kẹt tại Mỹ

Theo nguồn tin từ hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Vasep), các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đang gặp khó khăn do cục Quản lý thực dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) tăng tần suất kiểm tra các lô cá nhập khẩu từ Việt Nam.

Cá tra xuất khẩu vào Mỹ
Hàng trăm container cá tra bị kẹt tại Mỹ do chờ kiểm tra các chỉ tiêu ATTP. Hình minh họa: Tepbac

Đang có hàng trăm container cá tra bị kẹt tại các cảng ở Mỹ, để chờ phía FDA kiểm tra các chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm. Tần suất kiểm tra đang được FDA áp dụng là 20% lô hàng, nghĩa là doanh nghiệp xuất vào 100 container, thì bị giữ lại 20 container để kiểm tra. Đây là tình huống cam go, gây khó khăn lớn đến tiến độ xuất khẩu.

Để tránh bị đứt hàng do bị giữ lại thì doanh nghiệp phải liên tục đưa hàng sang để luân chuyển, vừa tốn chi phí lưu kho, phí kiểm tra và rủi ro bị trả về cao.

Một số doanh nghiệp cho biết phí kiểm một container lên đến 10.000 USD, chứ không chỉ có 7.000 – 8.000 USD và thời gian bị giữ lại nhanh nhất là một tuần, chậm là mười ngày làm việc. Hiện nay, một vài doanh nghiệp xuất khẩu số lượng lớn có tới hàng trăm container phải “xếp tài” ở cảng chờ FDA lấy mẫu. Không chỉ doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó, mà khách hàng cũng đang sử dụng biện pháp tăng cường ký hợp đồng, để có hàng gối đầu đưa ra thị trường. Tình hình này đẩy giá cá tra tại thị trường Mỹ tăng lên trung bình trên 3 USD/kg.

Tình trạng khó khăn thể hiện qua kết quả xuất khẩu bốn tháng đầu năm vào Mỹ giảm tới 25%, đạt 84,532 triệu USD, theo thống kê sơ bộ của Hải quan Việt Nam. Trung Quốc vẫn dẫn đầu thị phần với 101,396 triệu USD, tăng 56,2% trong tổng doanh số 507,071 triệu USD xuất khẩu toàn ngành.

Giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu cá tra ở An Giang, nói ngoài những loại kháng sinh phổ biến như Salmonella, Malachite Green/Leuco Malachite Green, Enrofloxacine/Ciprofloxacine, Crystal Violet/Leuco Crystal Violet và Nitrofurazone (SEM), gần đây, con cá tra còn dính dư lượng Chlorpyrifos, một loại thuốc bảo vệ thực vật. Đây là hoạt chất đang bị FDA kiểm tra gắt gao do trước đó họ đã phát hiện ở một số lô cá tra của Việt Nam.

“Vừa qua chúng tôi kiểm tra mười ao thì dính cả mười, trong đó có phát hiện cả dư lượng Chlorpyrifos. Hỏi người nuôi cá thì họ nói không sử dụng, có ông còn nghi ngờ nhiễm từ nguồn nước sản xuất lúa!”, vị giám đốc trên nói.

Để giảm thiểu tối đa các rủi ro, ngoài quy định đang được cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản (NAFIQAD) kiểm tra 100% lô hàng cá tra xuất khẩu vào Hoa Kỳ, các doanh nghiệp cũng phải thực hiện lấy mẫu cá ở 100% các ao nuôi đem về phòng thí nghiệm kiểm tra. Nếu ao nào không đạt, doanh nghiệp buộc người nuôi phải dừng lại, chờ con cá đào thải hết kháng sinh, chất cấm mới tiến hành bắt. Theo đánh giá, những biện pháp này cũng không đảm bảo an toàn tuyệt đối, vì máy móc thiết bị ở Việt Nam “không đủ năng lực” kiểm tra độ chính xác tới phần tỉ như Mỹ.

TGTT
Đăng ngày 08/06/2017
Bảo Ngọc
Thế giới

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:20 22/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 11:45 23/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 11:45 23/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:45 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 11:45 23/12/2024

Tép hòa vị Tết 2025: Giá trị văn hóa của nghề làm tôm khô

Tết đến, xuân về không chỉ mang theo sắc mai vàng rực rỡ mà còn mang đến không khí nhộn nhịp, tấp nập của những làng nghề truyền thống. Trong số đó, làng nghề làm tôm khô, một đặc sản nổi tiếng của các vùng ven biển Việt Nam lại càng thêm rộn ràng.

tôm khô
• 11:45 23/12/2024
Some text some message..