WHO: Ngừng sử dụng kháng sinh trên động vật khỏe mạnh

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rằng nông dân và ngành công nghiệp thực phẩm ngừng sử dụng kháng sinh đối với thúc đẩy tăng trưởng và ngăn ngừa bệnh ở động vật khỏe mạnh.

WHO: Ngừng sử dụng kháng sinh trên động vật khỏe mạnh
Hạn chế sử dụng kháng sinh trong sản xuất thức ăn cho động vật giảm vi khuẩn kháng kháng sinh lên đến 39%

Các khuyến cáo mới của WHO nhằm giúp duy trì hiệu quả của các kháng sinh quan trọng sử dụng cho con người bằng cách giảm việc sử dụng không cần thiết trên động vật. Ở một số nước, khoảng 80% tổng tiêu thụ kháng sinh chủ yếu cho động vật với mục đích thúc đẩy tăng trưởng ở động vật khỏe mạnh.

Việc lạm dụng kháng sinh ở động vật và người đang làm gia tăng nguy cơ kháng thuốc. Một số loại vi khuẩn gây nhiễm trùng nghiêm trọng ở người đã phát triển tính kháng đối với hầu hết hoặc thậm chí kháng tất cả các loại kháng sinh.

Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới cho biết: "Đây là một mối đe dọa nghiêm trọng có thể bùng phát dịch bệnh ở người. Hành động bền vững quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực là rất quan trọng giảm hiện tượng kháng kháng sinh và bảo vệ thế giới an toàn."

Báo cáo khoa học trên tạp chí The Lancet Planetary Health cho thấy những can thiệp hạn chế sử dụng kháng sinh trong sản xuất thực ăn động vật làm giảm vi khuẩn kháng kháng sinh ở những con vật này lên đến 39%.

WHO khuyến cáo việc giảm sử dụng tất cả các loại kháng sinh có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất thức ăn động vật, bao gồm cả việc hạn chế hoàn toàn những kháng sinh này để tăng cường tăng trưởng và phòng bệnh. Những con vật khỏe mạnh chỉ sử dụng thuốc kháng sinh để phòng bệnh nếu mầm bệnh có ở những động vật khác trong cùng đàn.

Nếu có thể, động vật bị bệnh nên được thử nghiệm kháng sinh đồ để xác định loại kháng sinh có hiệu quả và là liều lượng phù hợp. Thuốc kháng sinh được sử dụng trong động vật nên được lựa chọn từ danh mục thuốc mà WHO đã liệt kê là "ít quan trọng" đối với sức khoẻ con người.

Tiến sĩ Kazuaki Miyagishima, Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm và Bệnh Zo ở WHO, cho biết: "Bằng chứng khoa học cho thấy lạm dụng kháng sinh ở động vật có thể góp phần vào sự bùng phát sự kháng kháng sinh. Khối lượng kháng sinh dùng cho động vật đang tiếp tục tăng trên toàn thế giới, do nhu cầu về thực phẩm có nguồn gốc động vật ngày càng tăng, chúng thường được sản xuất ở quy mô thâm canh."

Nhiều nước đã có hành động để giảm việc sử dụng kháng sinh trong sản xuất thức ăn động vật. Ví dụ, từ năm 2006, Liên minh Châu Âu đã cấm việc sử dụng kháng sinh để thúc đẩy tăng trưởng. Người tiêu dùng cũng đang yêu cầu thịt không sử dụng kháng sinh và một số chuỗi thức ăn chỉ sử dụng nguồn cung cấp thịt "không có kháng sinh".

Các lựa chọn thay thế sử dụng kháng sinh để ngăn ngừa bệnh ở động vật bao gồm cải thiện vệ sinh, sử dụng tốt hơn vaccine, và thay đổi các phương thức và mô hình chăn nuôi.

NACA
Đăng ngày 14/11/2017
VĂN THÁI Lược dịch
Thế giới

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Thủy sản Việt Nam tiếp tục nhận tín hiệu tốt từ Mỹ

Thủy sản Việt Nam trong đó có sản phẩm tôm tiếp tục nhận được tin khả quan khi xuất khẩu sang thị trường trường Mỹ.

Chế biến tôm
• 11:10 24/10/2023

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 23:29 26/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 23:29 26/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 23:29 26/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 23:29 26/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 23:29 26/04/2024