Bà Rịa Vũng Tàu: Mô hình “Nuôi tôm càng xanh toàn đực” hiệu quả, an toàn

Trong cùng thời gian thả nuôi nhưng giới tính đực có khối lượng cơ thể lớn hơn giới tính cái và thời gian nuôi càng kéo dài thì khối lượng cơ thể càng lớn và vượt trội đó là những ưu điểm và lợi thế mà con tôm càng xanh đực mang lại.

tôm càng xanh
Tôm càng xanh đực trọng lượng 30con/kg

Sinh trưởng và phát triển của tôm càng xanh đực và tôm càng xanh cái từ lúc thả nuôi con tôm Postlarvae cho đến khi đạt trọng lượng cơ thể từ 35-40 gram/con (khoảng 90 ngày tuổi) có thể nói là gần như tương đồng nhau. Nhưng sau đó, thời gian nuôi càng kéo dài thì chúng khác nhau rõ rệt giữa hai giới tính. Con tôm đực lớn nhanh hơn và đạt khối lượng cơ thể lớn hơn nhiều lần so với con tôm cái trong cùng thời gian nuôi.

Nhận biết được điều này, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu phối hợp với Ủy ban nhân dân Thị trấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ) triển khai xây dựng mô hình trình diễn “Nuôi tôm càng xanh toàn đực”.

Mô hình được xây dựng trên ao của ông Đỗ Minh Tâm, Khu phố Phước Điền, Thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Với quy mô ao có diện tích 4.000m2, mật độ nuôi 15 con/m2, số lượng con giống thả nuôi là 60.000 con, sử dụng thức ăn công nghiệp có độ đạm từ 35 - 40%, thời gian triển khai mô hình nuôi là 6 tháng. Hộ tham gia mô hình được Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư hỗ trợ 100% con giống; 30% thức ăn, thuốc và hóa chất. Ngoài ra, trong quá trình triển khai mô hình Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư cử cán bộ hướng dẫn kỹ thuật và theo dõi chăm sóc trong suốt quá trình nuôi.

Qua hơn 4 tháng thả nuôi, vào ngày 10/11/2016, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư kết hợp với địa phương tổ chức buổi hội thảo đầu bờ cùng bà con nông dân trên địa bàn triển khai xây dựng mô hình.

Báo cáo tại buổi hội thảo, ông Đặng Văn Long - cán bộ kỹ thuật Trạm Khuyến nông Đất Đỏ trực tiếp chỉ đạo mô hình cho biết: Vì ao nuôi là ao mới đào nên việc súc rửa, cải tạo ao hết sức quan trọng. Trước khi thả giống, ao được lấy nước vào ngâm, xả 3 lần, phơi khô, bón vôi 600 kg/4.000m2 để ổn định pH. Con giống thả nuôi là tôm càng xanh toàn đực có kích thước 1,5 - 2cm, tương đương khoảng 70.000 con/kg, sắc tố rõ ràng, không nhiễm bệnh, bơi lội hoạt bát và có phản ứng nhanh với tác động bên ngoài…

Thức ăn sử dụng trong quá trình nuôi là thức ăn công nghiệp, hệ số chuyển đổi là 2,0. Giai đoạn từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 90, cho ăn 4 lần/ngày; từ ngày thứ 91 trở đi, cho ăn 3 lần/ngày. Lượng thức ăn trong 7 ngày đầu là 300 gram/ngày, sau đó tăng dần theo khối lượng tôm nuôi trong ao. Điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày bằng sàng ăn đặt trong ao. Định kỳ 15 ngày sử dụng Vitamin C và các loại men tiêu hóa trộn vào thức ăn cho ăn để tăng sức đề kháng cho tôm. Bổ sung, thay nước mới cho ao nuôi kích thích tôm lột xác và phát triển.

Để tránh hiện tượng ăn nhau, sử dụng cây tre nứa làm chà đặt xuống ao cho tôm trú ẩn. Chà làm thành bó, đặt ven bờ và cách đáy ao khoảng 30cm. Áp dụng kỹ thuật bẻ càng đúng cách và đúng thời điểm giúp tôm tăng trọng nhanh và giảm được tỷ lệ hao hụt. Vì tôm càng là đối tượng nuôi không xảy ra dịch bệnh như con tôm sú và tôm thẻ nên trong quá trình thả nuôi không sử dụng thuốc kháng sinh hoặc hóa chất. Đây cũng là một trong những yếu tố tích cực trong việc bảo đảm môi trường sinh thái vùng nuôi.

Tại buổi hội thảo, bà con được tận mắt xem chủ mô hình chài tôm và cân  kiểm tra trọng lượng. Qua đánh giá, trọng lượng tôm đạt trung bình 30 con/kg, tỷ lệ sống ước đạt khoảng 60%. Ước tại thời điểm hiện tại sản lượng khoảng 1.200kg.

Kết luận tại buổi hội thảo, bà Đào Thị Thanh - Phó phòng Kỹ thuật thủy sản (Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bà Rịa Vũng Tàu) cho biết: Việc xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực tại Khu phố Phước Điền, thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ là hướng đi mới trong việc phát triển sản xuất và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn. Đến thời điểm này, mô hình có thể nói là thành công và đạt được những kết quả khả quan về các chỉ tiêu đã được đặt ra trước khi triển khai mô hình. Thông qua mô hình, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư sẽ phối hợp với các địa phương vùng lân cận tuyên tuyền nhận rộng cho các hộ nông dân áp dụng không những nuôi trong ao mà còn có thể kết hợp nuôi đào mương ngay trên ruộng lúa nhằm tăng hiệu quả canh tác trên cùng một đơn vị diện tích.

Khuyến Nông Việt Nam, 25/11/2016
Đăng ngày 27/11/2016
Hoàng Văn Trọng - Trung tâm KN-KN Bà Rịa Vũng Tàu
Nuôi trồng

Chiến lược quản lý amoniac hiệu quả trong nuôi tôm

Về cơ bản amoniac trong nước ao không thể loại bỏ hoàn toàn vì nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình nitrat hóa. Tuy nhiên, khi vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến ao nuôi và sức khỏe tôm. Do đó, việc kiểm soát amoniac một cách hiệu quả cũng quan trọng không kém, góp phần nâng cao năng suất vụ nuôi.

Tôm thẻ
• 09:00 28/09/2024

Tại sao khí độc lại tăng cao sau khi trời mưa bão?

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:55 27/09/2024

Thuật ngữ BMW trong nuôi tôm

MBW hay còn gọi là trọng lượng cơ thể trung bình. Trong nuôi tôm, thuật ngữ MBW đóng vai trò khá quan trọng và thường được sử dụng để tính toán nhiều khía cạnh khác nhau nhằm đánh giá tình trạng phát triển của tôm.

Tôm thẻ
• 09:44 27/09/2024

Tảo độc ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe tôm nuôi?

Tảo độc là một trong những mối lo ngại lớn đối với các ao nuôi tôm. Khi môi trường ao nuôi không được kiểm soát đúng cách, tảo độc có thể phát triển mạnh, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của tôm và gây thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi. Vì vậy, vào lúc thời tiết mưa như hiện nay, hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu về chúng nhé.

Tảo độc
• 09:32 26/09/2024

Xuất khẩu sang Đài Loan: Bước tiến mới trong sản xuất tôm giống

Chiều 23/9/2024, tại Quảng Nam, Công ty Cổ phần Giống thủy sản Kim Hoàng chính thức xuất khẩu tôm giống sang Đài Loan với việc giao 2,5 triệu con tôm giống trị giá 10.000 USD cho Công ty Yong Sing Seafood Co., Ltd (Đài Loan). Sự kiện đánh dấu một bước tiến cần ghi nhận trong quá trình nghiên cứu, sản xuất tôm giống ở nước ta.

Tôm giống
• 06:17 28/09/2024

Tại sao khí độc lại tăng cao sau khi trời mưa bão?

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:17 28/09/2024

Thuật ngữ BMW trong nuôi tôm

MBW hay còn gọi là trọng lượng cơ thể trung bình. Trong nuôi tôm, thuật ngữ MBW đóng vai trò khá quan trọng và thường được sử dụng để tính toán nhiều khía cạnh khác nhau nhằm đánh giá tình trạng phát triển của tôm.

Tôm thẻ
• 06:17 28/09/2024

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu nước là hai bước cực kỳ quan trọng để chuẩn bị cho vụ nuôi tôm đạt hiệu quả cao. Quá trình này không chỉ tạo ra môi trường sống lành mạnh cho tôm mà còn giúp cân bằng hệ sinh thái trong ao, ngăn ngừa dịch bệnh và cải thiện chất lượng nước.

Ao nuôi
• 06:17 28/09/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 06:17 28/09/2024
Some text some message..