Bà Rịa-Vũng Tàu: Thiếu nước mặn ở vùng nuôi tôm

Hiện, vùng nuôi tôm tại xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc – vùng nuôi tôm lớn nhất của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lâm vào cảnh thiếu nước mặn trầm trọng, khiến nhiều người nuôi tôm phải treo ao hoặc nuôi theo hình thức quảng canh, tôm lớn rất chậm, tỷ lệ hao hụt cao….

Bà Rịa-Vũng Tàu: Thiếu nước mặn ở vùng nuôi tôm
Bà Rịa-Vũng Tàu: Thiếu nước mặn ở vùng nuôi tôm. Ảnh minh họa: VOV

Ông Mai Văn Ngọc, người đã có 14 năm làm nghề nuôi tôm tại khu vực ấp Ông Tô, xã Phước Thuận cho biết, cách đây 3 năm hiện tượng thiếu nước mặn đã xảy ra nhưng năm nay là trầm trọng nhất. Độ mặn ở khu vực nuôi tôm Phước Thuận khi vào tới ao nuôi chỉ còn 2 - 3 phần nghìn; trong khi đó, độ mặn chuẩn để nuôi được tôm phải đạt 5 - 20 phần nghìn.

Gia đình ông Ngọc có 1ha nuôi tôm, với 4 ao nuôi, 2 ao lắng, do thiếu nước mặn nên ông phải treo 1 ao nuôi. Còn lại 3 ao nuôi thì 1 ao nuôi tôm sú, 2 ao nuôi tôm thẻ nhưng phải nuôi trong môi trường nước hầu như không có độ mặn và ông chỉ dám nuôi với mật độ tôm 20 - 30con/m2.

Không có nước mặn, việc nuôi tôm của gia đình gặp  nhiều khó khăn, tôm chậm lớn (nếu bình thường nuôi trong môi trường nước mặn tôm thẻ chỉ khoảng hơn 3 tháng thì cho thu hoạch, nay phải kéo dài đến hơn 5 tháng; đối với tôm sú bình thường nuôi 5 tháng thì nay kéo dài đến 7 tháng), tôm cũng rất dễ bị dịch bệnh do nguồn nước không đảm bảo. Tôm lớn lên trong môi trường nước ngọt cũng bị óp, nhẹ cân do thiếu canxi.

Anh Ngọc chia sẻ: “Nếu như trước đây, mỗi vụ gia đình tôi thu lãi khoảng hơn 100 triệu đồng/vụ, thì nay việc thiếu nước mặn khiến gia đình không những không có lời mà số nợ do nuôi tôm đã lên tới hàng trăm triệu đồng, người dân rất lo lắng, mong muốn các cơ quan chức năng sớm có biện pháp hỗ trợ người nuôi tôm chúng tôi”.

Không chỉ gia đình anh Ngọc, ông Nguyễn Thế Tuấn cùng ngụ xã Phước Thuận cũng trong tình trạng tương tự. Với diện tích 1,6ha nuôi tôm trong đó có 2 ao nuôi, hiện ông đang nuôi tôm thẻ chân trắng. Cũng rơi vào tình trạng không có nước mặn để nuôi tôm nên ông phải xử lý lại nước mặn còn lại của vụ trước để nuôi tôm, với chi phí lên đến gần 100 triệu đồng/vụ mà vẫn rơi vào tình trạng tôm bị bệnh do nguồn nước không đảm bảo độ mặn.

Ông Tuấn cho biết, khi thiếu nước mặn người nuôi tôm bắt buộc phải đánh hóa chất nhiều để xử lý môi trường nuôi, việc làm này về lâu về dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của con tôm thịt.

Theo Hội Nông dân xã Phước Thuận, toàn xã hiện có hơn 186ha diện tích nuôi tôm công nghiệp. Thời gian qua, nghề nuôi tôm đạt hiệu quả kinh tế cao, đem lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân trong xã. Tuy nhiên, 3 năm trở lại đây, việc lấy nước mặn vào ao tôm gặp nhiều khó khăn.

Nguyên nhân thiếu nước mặn trầm trọng là do kênh dẫn nước mặn vào ao nuôi tôm cũng là kênh thủy lợi dẫn nước nông nghiệp từ hồ Sông Ray về. Mùa thả giống tôm lại trùng mùa xả nước phục vụ tưới tiêu cho lúa nên khi thủy triều lên nước mặn không vào được các hồ tôm.

Do nguồn nước không đủ, nhiễm bẩn nên rủi ro khi thả nuôi tôm cao hơn, ngư dân không mặn mà như trước. Hiện tổng diện tích thả nuôi giảm mạnh, chỉ còn 70-80ha trên tổng 186ha diện tích mặt nước.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Văn Thanh Hùng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Xuyên Mộc cho biết, hiện ngành nông nghiệp thường xuyên vận động hộ nuôi tổ chức các đợt nạo vét kênh dẫn, thoát nước nhằm bảo đảm nguồn nước sạch.

Thời gian qua đã có đoàn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh về khảo sát tình hình thiếu nước mặn ở khu vực này, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cũng kiến nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh đầu tư xây dựng dự án kênh dẫn nước mặn riêng từ biển vào vùng nuôi tôm Phước Thuận.

Tuy nhiên, hiện dự án vẫn chỉ ở mức trình UBND tỉnh. Trước tình trạng thiếu nước mặn trầm trọng, ông Hùng khuyến cáo các hộ dân nuôi tôm khi độ mặn đủ mới thả tôm giống nếu không việc nuôi tôm trong môi trường không đảm bảo, tỷ lệ rủi ro cao, người dân bị thiệt hại nặng về kinh tế.

TTXVN
Đăng ngày 16/09/2017
Hoàng Nhị
Môi trường

Mùa lạnh có nên kéo mái cho tôm không?

Tôm thuộc loài động vật biến nhiệt, vậy bà con có cần kéo mái cho tôm vào mùa lạnh hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp chúng ta làm sáng tỏ vấn đề này nhé!.

Kéo mái nuôi tôm
• 10:35 05/12/2023

Các tác nhân ảnh hưởng đến hàm lượng oxy hòa tan

Trong quá trình nuôi, việc duy trì hàm lượng oxy hòa tan đủ là rất quan trọng để tránh tình trạng tôm cá chết hàng loạt do thiếu oxy hòa tan. Nhưng hàm lượng oxy hòa tan sẽ bị một số tác nhân làm ảnh hưởng, từ đó sự sống và phát triển của các loài sinh vật trong ao bị đe dọa.

Oxy hòa tan
• 10:00 04/12/2023

Chủ động tránh rét cho cá vào mùa đông

Mùa đông là thời điểm thời tiết lạnh giá, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của cá nuôi. Để hạn chế thiệt hại do rét gây ra, bà con cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống rét cho cá.

Ao cá
• 10:40 02/12/2023

Rong biển là giải pháp nhanh chóng cho biến đổi khí hậu?

Thực phẩm thủy sản ngày càng được đặt lên vị trí cao hơn trong các chương trình nghị sự cho các hệ thống thực phẩm bền vững trong tương lai. Rong biển là sinh vật thủy sinh sống tự nhiên ở các bờ biển trên khắp thế giới và ngoài việc tạo nên các hệ sinh thái quan trọng ở cả khu vực nhiệt đới và ôn đới.

Rong biển
• 11:40 28/11/2023

Những sai lầm thường gặp về vi khuẩn Vibrio

Vi khuẩn Vibrio là cái tên quá quen thuộc trong ngành nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, để có thể hiểu rõ về các loại bệnh mà chúng có thể gây ra trên tôm là hầu như chưa được phổ biến. Bài viết dưới đây sẽ nói cho bạn biết những sai lần về Vibrio thường gặp trên các ao nuôi tôm.

Vi khuẩn Vibrio
• 00:49 06/12/2023

Thách thức nghề nuôi tôm hiện nay

Ngành  tôm Việt Nam đang đối mặt nhiều thách thức lớn. Thách thức đầu tiên đó là nhu cầu khách hàng ngoài nước mua sản phẩm tôm Việt Nam đang có xu hướng giảm.

Thu hoạch tôm thẻ
• 00:49 06/12/2023

Mùa lạnh có nên kéo mái cho tôm không?

Tôm thuộc loài động vật biến nhiệt, vậy bà con có cần kéo mái cho tôm vào mùa lạnh hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp chúng ta làm sáng tỏ vấn đề này nhé!.

Kéo mái nuôi tôm
• 00:49 06/12/2023

Cắt mồi và giảm mồi trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Để có thể quản lý lượng thức ăn mỗi ngày sao cho phù hợp với lượng tôm trong ao, tránh dư thừa thức ăn gây ô nhiễm nguồn nước. Ngoài ra, nếu lượng thức ăn dư nhiều còn ảnh hưởng đến chi phí của người nuôi. Hiện nay, việc cắt mồi hay giảm mồi trong ao nuôi có thể được xem là biện pháp hiệu quả giúp cải thiện việc quản lý lượng thức ăn ổn định nhất.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:49 06/12/2023

Môi trường nuôi suy thoái do các nhân tố sinh học gây ra

Trong nhiều năm qua, nuôi trồng thủy sản trong nước ta phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc phát triển nuôi trồng thủy sản nhanh chóng dẫn đến tình trạng môi trường nuôi suy thoái ngày càng trầm trọng. Trong đó các nhân tố sinh học cũng góp phần gây ảnh hưởng không nhỏ.

Ao tôm
• 00:49 06/12/2023