Bão Doksuri sắp vào Biển Ðông

Chia sẻ kinh nghiệm trong PCLB * Tăng cường kiểm soát các loại vắc-xin phòng dịch lợn tai xanh * Tôm chết hàng loạt tại Quảng Bình chủ yếu do ngộ độc cấp tính Theo Trung tâm dự báo Khí tượng-Thủy văn T.Ư, hồi 19 giờ ngày 27-6, vị trí tâm bão Doksuri ở vào khoảng 16,7 độ vĩ bắc; 126,5 độ kinh đông, cách đảo Lu-dông (Phi-li-pin) khoảng 420 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km/giờ), giật cấp 9, cấp 10.

bão Doksuri

24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa tây tây bắc và tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 km và còn có khả năng mạnh thêm. Ðến 19 giờ ngày 28-6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,8 độ vĩ bắc; 122,2 độ kinh đông, trên vùng biển phía đông bắc đảo Lu-dông (Phi-li-pin). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (tức là từ 75 đến 88 km/giờ), giật cấp 10, cấp 11.

24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng giữa tây tây bắc và tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 đến 25 km. Như  vậy  khoảng  gần  sáng và sáng  29-6, bão sẽ đi vào khu vực phía đông bắc Biển Ðông. Ðến 19 giờ ngày 29-6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,8 độ vĩ bắc; 117,4 độ kinh đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 720 km về phía đông bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (tức là từ 89 đến 102 km/giờ), giật cấp11, cấp 12.

48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 km.

Do ảnh hưởng của bão, từ chiều tối 28-6 vùng biển phía đông bắc Biển Ðông gió sẽ mạnh dần lên cấp 6 - 7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Biển động rất mạnh. Ngoài ra do ảnh hưởng kết hợp gió mùa tây nam hoạt động mạnh nên khu vực vùng biển quần đảo Trường Sa, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8. Biển động.   

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo PCLB T.Ư vừa phối hợp tỉnh Bình Ðịnh tổ chức hội nghị phổ biến, chia sẻ kinh nghiệm về công tác PCBL, với sự tham gia của lãnh đạo 35 tỉnh, thành phố từ Quảng Bình đến Cà Mau và tỉnh Nghệ An. Hội nghị thống nhất các tỉnh cần làm tốt công tác dự báo kịp thời, chính xác thời tiết, bão, lụt xảy ra; thường xuyên triển khai và thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ"; có cơ chế, quy chế phối hợp, kinh nghiệm theo dõi và xử lý các tình huống thiên tai; duy trì trực ban, phối hợp lực lượng ứng phó và tìm kiếm cứu nạn khi cần thiết, tổ chức di dân đến nơi an toàn; trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác bảo đảm an toàn hồ chứa và ứng phó với lũ quét, sạt lở đất và triều cường xâm thực...

Ðoàn kiểm tra của Ủy ban Quốc gia TKCN vừa đi kiểm tra công tác PCLB và TKCN tại TP Hải Phòng. Hiện thành phố đã triển khai 11 phương án bảo vệ trọng điểm đê điều xung yếu, xây dựng các lực lượng xung kích PCLB và TKCN, với hơn 28.500 người; hoàn thành việc rà soát kế hoạch di dân vùng xung yếu, nguy hiểm khi có bão lũ, nước biển dâng; nâng cấp 20 km đê biển xung yếu theo chương trình củng cố, nâng cấp, bảo vệ đê biển của Chính phủ và đang khẩn trương thi công nâng cấp tuyến đê biển 1, đê biển Cát Hải, đê Bạch Ðằng...

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa công bố 53 điểm neo đậu, tránh trú bão năm 2012, với diện tích 12,25 km2. Các vị trí tránh trú bão được trải rộng ở 10 huyện, thị xã, thành phố, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tàu, thuyền có thể neo đậu tránh trú bão. Ðồng thời, UBND tỉnh giao ngành nông nghiệp chủ trì, phối hợp Sở Giao thông vận tải, các ngành và địa phương thông tin, hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân có tàu, thuyền biết và tránh trú khi có bão. Hiện toàn tỉnh có 10.532 tàu, thuyền đăng ký hoạt động. Công bố các điểm neo đậu tránh trú bão nhằm giúp các ngư dân nắm rõ các vị trí neo đậu, có phương án neo đậu tránh trú bão kịp thời khi có thời tiết xấu.

NDO
Đăng ngày 28/06/2012
Môi trường

Lợi ích của việc giảm phát thải trong ngành tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản của đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành tôm cũng đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, đặc biệt là vấn đề phát thải khí nhà kính và ô nhiễm nguồn nước. Việc giảm phát thải trong ngành tôm không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Nuôi tôm
• 09:41 14/03/2025

Công nghệ tái chế và xử lý chất thải trong thủy sản

Công nghệ tái chế và xử lý chất thải trong ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, tiết kiệm tài nguyên và phát triển bền vững.

Nước thải
• 10:48 04/03/2025

Tăng cường ứng phó với đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long

Xâm nhập mặn đang trở thành một thách thức nghiêm trọng đối với nền nông nghiệp và đời sống của người dân tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đặc biệt, tình trạng xâm nhập mặn được dự báo sẽ diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, nguồn nước sinh hoạt và hệ sinh thái tự nhiên. Vì vậy, việc chủ động triển khai các giải pháp ứng phó hiệu quả là nhiệm vụ cấp bách nhằm giảm thiểu thiệt hại và bảo vệ sinh kế của người dân.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:00 04/03/2025

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 10:10 22/01/2025

Nghi vấn sản xuất thuốc, thức ăn thủy sản giả – Cơ quan chức năng vào cuộc

Ngày 12/3, Phòng Cảnh sát Kinh tế (CSKT) Công an tỉnh An Giang phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản tỉnh cùng Công an phường Bình Khánh đã tiến hành kiểm tra một cơ sở sản xuất và phân phối thuốc, thức ăn thủy sản có dấu hiệu vi phạm pháp luật tại địa bàn thành phố Long Xuyên.

Thuốc, thức ăn
• 01:27 17/03/2025

Bệnh đỏ chân ở ếch: Cách phòng tránh để bảo vệ đàn ếch

Bệnh đỏ chân ở ếch là một trong những căn bệnh phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tốc độ phát triển của đàn ếch nuôi. Nếu không có biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời, bệnh có thể lan rộng, dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế. Vậy bệnh đỏ chân ở ếch do đâu mà có? Làm thế nào để phòng ngừa và bảo vệ đàn ếch hiệu quả? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Ếch nuôi
• 01:27 17/03/2025

Tiêu chuẩn ASC và BAP: Điều kiện và lợi ích khi tham gia

Ngành thủy sản Việt Nam đang vươn mình ra thế giới, và hai chứng nhận ASC cùng BAP chính là “tấm vé vàng” giúp nâng cao chất lượng, uy tín cho tôm, cá Việt trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn ASC và BAP
• 01:27 17/03/2025

Lợi ích của việc giảm phát thải trong ngành tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản của đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành tôm cũng đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, đặc biệt là vấn đề phát thải khí nhà kính và ô nhiễm nguồn nước. Việc giảm phát thải trong ngành tôm không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Nuôi tôm
• 01:27 17/03/2025

Cách làm nước ao trong hơn

Nước ao nuôi tôm trong, ổn định là yếu tố quan trọng để giúp tôm phát triển tốt, giảm bệnh tật và tăng hiệu quả nuôi. Nếu nước quá đục, nhiều bùn, tảo hoặc vi khuẩn có hại, tôm dễ bị stress và mắc bệnh. Dưới đây là những biện pháp giúp làm nước ao trong hơn, dễ áp dụng cho người nuôi tôm.

Ao tôm
• 01:27 17/03/2025
Some text some message..