Báo động chất lượng tôm giống

Mỗi năm, nông dân Kiên Giang cần trên 4 tỷ con tôm giống để thả nuôi nhưng năng lực sản xuất trong tỉnh chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ. Thế là tôm giống kém chất lượng khắp nơi tràn vào các vùng nuôi cả bằng đường bộ lẫn đường thủy. Đáng chú ý, "vựa tôm" ĐBSCL nhiều tỉnh đang rơi thảm cảnh giống Kiên Giang.

tom bo me de
Tôm bố mẹ gia hóa hoặc bị ép đẻ nhiều lần sẽ cho ra con giống chất lượng rất kém

Bát nháo tôm giống

Là tỉnh có diện tích thả nuôi tôm khá lớn (hơn 86.000 ha nuôi quảng canh và 1.500 ha nuôi công nghiệp) nhưng hệ thống sản xuất tôm giống của Kiên Giang hiện nay lại rất yếu kém. Theo ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục NTTS Kiên Giang thì toàn tỉnh hiện có 28 trại sản xuất tôm giống nhưng đều là những trại có quy mô nhỏ, phương tiện sản xuất rất thô sơ. Mỗi năm, các trại này chỉ sản xuất được khoảng 400 triệu con tôm giống, đáp ứng được 10% nhu cầu. Còn lại đều phải nhập chủ yếu từ các tỉnh miền Trung.

Do nhu cầu mua tôm giống thả nuôi rất cao nên thị trường tôm giống hết sức phức tạp, các trại ương tôm giống thu mua từ nhiều nguồn khác nhau rồi đóng thùng bán cho nông dân nên chất lượng không đảm bảo. Ngay cả nguồn tôm giống đã qua kiểm dịch tại nơi sản xuất trước khi nhập vào tỉnh vẫn chưa đảm bảo chất lượng, do gian lận của người sản xuất hoặc vận chuyển.

Ông Lã Văn Ảnh ở xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận, Kiên Giang bức xúc: “Thị trường tôm giống bây giờ quá bát nháo, thật giả lẫn lộn nên nông dân rất khó phân biệt. Dù đã chấp nhận bỏ ra chi phí cao để mua tôm giống của các cơ sở có thương hiệu, quảng cáo trên truyền hình đàng hoàng, được giới thiệu là tôm giống sạch bệnh nhưng khi thả nuôi vẫn dính bệnh chết hàng loạt. Vụ tôm vừa qua tui thả 2 đợt nhưng đều bị thiệt hại 100%”.

Tương tự, hộ ông Nguyễn Văn Ngàn ở xã Thuận Hòa, huyện An Minh, Kiên Giang cũng bị thiệt hại nặng do tôm giống kém chất lượng. Ông Ngàn tỏ ra ngán ngẩm khi trả lời kết quả vụ tôm nuôi vừa qua: “Gia đình tui đã nuôi tôm quảng canh cả chục năm nay nhưng cũng đành chịu thua vì chất lượng con giống".

Ông Ngàn nói tiếp: "Vụ vừa qua tui thả nuôi 80.000 con tôm giống, tôm được chứng nhận là đã kiểm dịch bằng máy PCR đàng hoàng. Vuông nuôi được cải tạo cẩn thận đúng theo quy trình kỹ thuật. Cứ tưởng như vậy là đã ăn chắc, ai dè mới nuôi được hơn 30 ngày tôm phát bệnh, chết đỏ vuông. Bỏ hơn chục triệu đồng vuông nuôi, cũng chọn mua con giống có kiểm dịch và thả thật thưa (40.000 tôm giống/ha) nhưng cũng chỉ hơn 1 tháng là tôm lại chết gần hết, đành phải nghỉ nuôi vì hết vốn”.

Không kiểm soát nổi

Không chỉ nông dân đau đầu về chất lượng tôm giống mà ngay cả cơ quan quản lý cũng bất lực khi không thể kiểm soát hết số lượng tôm giống trôi nổi trên thị trường. Ông Nguyễn Đình Xuyên, Chi cục phó Chi cục Thú y tỉnh Kiên Giang thừa nhận, hiện nay ngành chỉ kiểm soát được khoảng 50-60% lượng tôm giống nhập tỉnh, còn lại là ngoài tầm kiểm soát. Nguyên nhân chủ yếu do tôm giống được vận chuyển bằng nhiều đường khác nhau, cả đường bộ lẫn đường thủy, lại chủ yếu đi ban đêm nên rất khó kiểm soát.

“Cụ thể, từ đầu năm đến nay Chi cục chỉ kiểm tra được 2,1 tỷ con tôm giống, đạt hơn 50%nhu cầu thả nuôi. Kết quả cho thấy chất lượng tôm giống hiện rất đáng báo động khi có tới gần 40% mẫu tái kiểm không đạt chất lượng, chủ yếu là bị bệnh còi, đốm trắng… Theo quy định hiện nay thì tôm giống bị bệnh còi không buộc phải tiêu hủy, mà cho xử lý hóa chất để loại bỏ các con nhiễm bệnh sau đó kiểm tra lại nếu đạt chuẩn thì tiếp tục được bán ra ngoài", theo ông Xuyên.

Giống chất lượng, bao giờ?

Ông Mười Lượm (Nguyễn Văn Lượm) ngụ xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau ngồi thơ thẩn, mặt buồn so ở góc vuông tôm rộng hơn 1 ha nhà mình. Không buồn sao được khi tiền cải tạo ao đầm, tiền con giống tính sơ sơ hơn 20 triệu mà ông mới vừa đầu tư hơn tháng trước giờ mất trắng. Hỏi ông chuyện tôm, người nông dân này nói như khóc: “Còn chi đâu nữa mà hỏi chú ơi! Cứ cái đà thả đợt nào chết đợt nấy thì chỉ một thời gian nữa là tui bán đất đi xứ khác luôn”.

tom chet cai tao lai
Thả nuôi tôm giống kém chất lượng nông dân bị thiệt hại rất lớn. Trong ảnh: Nông dân An Minh đang cải tạo lại vuông tôm sau khi bị dịch bệnh

Theo lời ông Lượm, sau nhiều lần tôm nuôi bị chết liên tục, sợ nguồn đất đai bị ô nhiễm nên ông thuê xáng cuốc vào múc kinh, lộn bờ. Dù vậy nhưng khi thả 100.000 con tôm sú giống xuống nuôi chưa qua khỏi tháng thì chúng kéo nhau chết hết.

Chung cảnh ngộ với ông Lượm, hộ bà Nguyễn Mỹ Tư ở xã Hòa Thành, TP Cà Mau cũng lay lắt suốt nhiều năm nay. Bà Tư cho biết, bà không hiểu vì lý do nào mà tôm cứ chết liên tục khi ở độ tuổi 30 – 45 ngày. Mặc dù bà rất thận trọng trong khâu chọn lựa con giống, tôm giống nào có ghi tiêu chuẩn chất lượng cụ thể bà mới mua. “Tui có suy nghĩ các cơ sở sản xuất tôm giống đang đánh lừa bà con. Họ ghi thông tin nghe hay lắm nhưng thật ra chất lượng của chúng có trời mới biết”.

Ông Tiết Tiến Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau cho biết, hiện tại Cà Mau có đến 870 cơ sở sản xuất tôm giống, trong đó có 220 cơ sở không có trong quy hoạch. Các cơ sở này không đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình sản xuất con giống. Ông Dũng khẳng định khó mà kiểm soát con giống nhập tỉnh vì Cà Mau là địa phương có sông ngòi chằng chịt, lại tiếp giáp với nhiều tỉnh khác nên con giống được nhập vào bằng rất nhiều đường. Trong khi lực lượng quản lý quá mỏng.

Theo Sở NN-PTNT Cà Mau, qua theo khảo sát của Sở này thì tỉnh Cà Mau hiện có trên 60% số trại sản xuất tôm giống kém hiệu quả. Con giống thật sự có chất lượng chỉ đạt khoảng 50%, theo tiêu chuẩn quy định của ngành. Như vậy, 50% còn lại không đạt chất lượng tương ứng khoảng hơn 3 tỷ con giống được bán ra thị trường đến tay người nuôi mỗi năm. Và nếu như bán với “giá bèo” khoảng 10-15 đồng/con thì gần 3 tỷ con giống này khiến người nuôi phải mất đứt hàng chục tỷ đồng, chỉ riêng tiền giống.

NNVN
Đăng ngày 13/10/2012
Nuôi trồng

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 13:16 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 13:16 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:16 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 13:16 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:16 29/03/2024