Bảo vệ môi trường, quản lý tốt hoạt động nuôi tại các vùng nuôi thủy sản

Huyện Châu Thành là một trong những địa phương nằm trong quy hoạch vùng nuôi thủy sản của tỉnh. Vùng nuôi phân bố và tập trung ở khu vực cồn thuộc 3 xã: An Nhơn, An Hiệp và Tân Nhuận Đông.

Nuôi trồng thủy sản.
Các hộ nuôi thủy sản trên địa bàn huyện Châu Thành luôn quan tâm đến việc bảo vệ môi trường.

Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản tỉnh đã phối hợp với ngành nông nghiệp huyện khảo sát cấp mã số nhận diện cho hàng chục cơ sở nuôi trên địa bàn huyện với tổng diện tích mặt nước 165ha đều nằm trong vùng quy hoạch. Đặc biệt, xã An Hiệp có 215 lồng bè nuôi cá diêu hồng, trong đó có 124 bè nuôi cá nằm trong vùng quy hoạch và 91 bè nuôi cá đang chờ phê duyệt quy hoạch.

Công tác bảo vệ môi trường (BVMT) ở vùng nuôi thủy sản luôn được các cấp, ngành huyện quan tâm. UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp các ngành, UBND xã, thị trấn tổ chức kiểm tra công tác BVMT đối với vùng nuôi thủy sản theo đúng quy định.

Nội dung kiểm tra về thủ tục BVMT và xử lý nước thải đạt Quy chuẩn Việt Nam trước khi đưa ra môi trường. Các vùng nuôi cá tra tập trung thuộc 3 xã An Nhơn, An Hiệp và Tân Nhuận Đông, định kỳ hàng tuần, Trạm thủy sản Vùng số 5 tiến hành quan trắc và thu mẫu nguồn nước cấp tại các khu vực: Cụm công nghiệp An Nhơn – Cái Tàu Hạ thuộc sông Sa Đéc, vùng nuôi cá lồng bè trên sông Tiền thuộc xã An Hiệp để kiểm tra các chỉ tiêu Oxy, pH, độ kiềm, NO2-, NH4+, COD.

Địa phương thường xuyên quan trắc môi trường vùng nuôi, nguồn cấp nước cho ao nuôi để có thông báo và hướng xử lý kịp thời khi môi trường vùng nuôi diễn biến xấu, đồng thời quan trắc môi trường định kỳ 6 tháng 1 lần ở vùng nuôi thủy sản, dữ liệu quan trắc môi trường là cơ sở để thực hiện các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm.

Riêng việc BVMT tại khu vực nuôi thủy sản nhỏ lẻ, quy mô nuôi hộ gia đình áp dụng các kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường bằng các hình thức như: sử dụng chế phẩm sinh học xử lý nước thải kết hợp với phương pháp vật lý, hóa học, sinh học khác. Huyện đã tổ chức 2 lớp tập huấn hướng dẫn thủ tục môi trường và các quy định của Luật BVMT tại Canh Tân Hội quán (xã An Nhơn) có 57 cơ sở nuôi thủy sản tham gia.

Tuy nhiên, huyện Châu Thành đã tồn tại nhiều ao nuôi nhỏ lẻ nằm xen trong khu vực trồng cây ăn trái, dùng hết phần diện tích để chăn nuôi và không bố trí ao xử lý trước khi có quy hoạch chi tiết của tỉnh. Thời gian tới, huyện sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức BVMT đối với vùng nuôi thủy sản. Thường xuyên quan trắc môi trường vùng nuôi, nguồn cấp nước cho ao nuôi để có thông báo và hướng xử lý kịp thời khi môi trường vùng nuôi diễn biến xấu.

Đồng thời hướng dẫn người nuôi áp dụng các biện pháp kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường bằng các hình thức như: Sử dụng chế phẩm sinh học xử lý nước thải kết hợp với phương pháp vật lý, hóa học, sinh học... cũng như xử lý nghiêm các trường hợp nuôi thủy sản gây ô nhiễm môi trường.

Báo Đồng Tháp
Đăng ngày 28/06/2021
Dũng Chinh
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:34 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:34 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:34 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:34 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 10:34 25/11/2024
Some text some message..