Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản: Cần có sự đầu tư tổng thể

Cách đây 2 năm, một nghiên cứu chính thức của Viện Tài nguyên và Môi trường biển về mức độ xâm hại của các rạn san hô ở Cô Tô cho thấy độ che phủ của các rạn san hô khu vực này đang thấp dần đến mức báo động, chỉ còn 10%-15%, nhiều vị trí còn dưới 5%.

thả cá giống
Thả cá giống nhân ngày truyền thống nghề cá 1-4 năm 2013.

Cô Tô vốn được biết đến với nhiều rạn san hô lớn, đẹp, có độ che phủ rộng như ở Hồng Vàn, Bắc Vàn, Tài Vạn Cháu, Khe Trâu, khu vực đảo Cô Tô lớn... thì nay đã xuất hiện những bãi san hô chết. Điều đáng nói là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tác động của việc đánh bắt thuỷ sản bằng mìn, kích điện, dùng hoá chất, nhất là hoá chất độc hại xyanua. Đáng tiếc là tình trạng khai thác nguồn lợi thuỷ sản kiểu này ở Cô Tô đến nay vẫn chưa thực sự được cải thiện. Mới đây nhất, nhiều cử tri trên địa bàn huyện cũng đã kiến nghị về tình trạng một số chủ phương tiện đánh bắt thuỷ, hải sản bằng điện, mìn, hoá chất, lưới mắt nhỏ... gây ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật biển và môi trường biển. Không chỉ Cô Tô, một số vùng biển thuộc Vân Đồn hiện cũng xảy ra tình trạng khai thác tiêu cực tương tự, thậm chí địa bàn bị ảnh hưởng đã vào đến tận các vùng nước nuôi trồng thuỷ sản. Ông Đỗ Hữu Tờ, một chủ hộ tham gia nuôi trồng thuỷ sản ở đây cho biết: Vào mùa đánh bắt cá nhâm, để đạt năng suất, doanh thu cao hơn, một số tàu cá vẫn lén lút khai thác bằng mìn. Họ kết nối với nhau khoảng vài tàu một lúc, tàu trước nổ mìn, tàu sau vớt cá. Như vậy cá to cá con đều bị tiêu diệt cả, đồng thời ảnh hưởng rất xấu tới môi trường nước vùng nuôi trồng thuỷ sản của chúng tôi.

Đáng buồn là tình trạng khai thác thuỷ sản mang tính huỷ diệt nói trên đang ngày càng phức tạp. Theo thống kê của Chi Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, năm 2013 vừa qua, đơn vị đã phối hợp phát hiện và xử lý trên 30 trường hợp tàng trữ, sử dụng kích điện; sử dụng công cụ lặn kết hợp với kích điện, máy bơm nước tạo áp lực để khai thác thuỷ sản. Từ đầu năm đến nay, các đơn vị chức năng cũng đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát trên biển, qua đó phát hiện xử lý một số trường hợp vi phạm tương tự. Riêng Phòng Cảnh sát đường thuỷ (Công an tỉnh) mới đây đã bắt giữ 1 vụ tàng trữ, sử dụng chất nổ trái phép với khối lượng 8kg thuốc nổ và 23 kíp nổ tại vùng biển Cẩm Phả. Theo đơn vị chuyên môn, nếu sử dụng khối lượng thuốc nổ trên để khai thác thuỷ sản sẽ gây nên tác động xấu rất lớn đến sinh vật và môi trường biển. Ngoài ra thì việc khai thác thuỷ sản trên vùng biển Quảng Ninh, đặc biệt là vùng ven biển đang vượt quá mức cho phép. Điều này một phần thể hiện ở số phương tiện nhỏ dành cho khai thác gần bờ (công suất dưới 90CV) rất lớn, trên 10.000 phương tiện, trong đó có 7.000 phương tiện công suất dưới 20CV. Ngược lại, số phương tiện lớn có thể ra khơi khai thác xa bờ (công suất đạt từ trên 90CV trở lên) chỉ khoảng gần 200 chiếc, chiếm 1,9%, một tỷ lệ quá nhỏ bé so với tổng số phương tiện tham gia đánh bắt hải sản.

Nhân lực, phương tiện bảo vệ thuỷ sản đều thiếu và yếu

Điều đáng nói là trong khi tình trạng khai thác thuỷ sản ngày càng phức tạp và mang tính huỷ diệt thì lực lượng, phương tiện bảo vệ nguồn lợi này của các cơ quan chức năng dường như đều thiếu và yếu. Đơn cử như Chi Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh hiện có tổng số nhân lực gần 40 người, trong đó chỉ có khoảng gần 10 người chuyên trách các hoạt động tuần tra, kiểm tra trên biển, phát hiện và xử lý vi phạm liên quan. Về phương tiện kiểm ngư thì Chi Cục cũng có 2 tàu sắt và 2 ca nô, song các phương tiện đều có công suất không lớn và đã được đưa vào sử dụng từ nhiều năm nay. Ngoài ra thì nguồn kinh phí dành mua xăng dầu để duy trì hoạt động cho các phương tiện trên rất hạn chế. Năm 2013 vừa qua, tính ra mỗi tháng các phương tiện chỉ đủ nhiên liệu hoạt động được khoảng dưới 10h đồng hồ. Năm 2014 này, theo phân khai kinh phí thì phần dành cho hoạt động này cũng không được tăng thêm. Điều này thực sự chưa hợp lý, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Vì Quảng Ninh có bờ biển dài đến gần 250km, trong đó có 110km giáp Trung Quốc, nếu các tàu kiểm ngư chỉ có thể hoạt động được tối đa 10h mỗi tháng thì chỉ có thể kiểm soát vùng ven bờ chứ không thể đi xa, kiểm soát vùng biển khơi được.

Thực tế với nhân lực, vật lực như trên đã khiến công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm trong hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản rất khó khăn. Ông Đinh Công Hiển, Phó Trưởng Phòng Bảo vệ nguồn lợi và Môi trường thuỷ sản, Chi Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản cho biết: Có thể thấy vì lợi nhuận, ngày càng có nhiều các đối tượng cố tình sử dụng công cụ cấm để đánh bắt thuỷ sản. Hơn thế, không ít đối tượng trong đó hoạt động rất tinh vi, có biện pháp bảo vệ, thông tin cho nhau khi phát hiện cơ quan chức năng, thậm chí khi bị phát hiện thì cũng ứng xử khá liều lĩnh, manh động, gây nguy hiểm cho anh em. Trong khi đó, nhân lực của chúng ta mỏng, phương tiện chưa hiện đại, đặc biệt là áp lực về kinh phí hoạt động, nên chúng tôi muốn làm mạnh, quyết liệt, triệt để cũng khó, dẫn đến hiệu quả công việc không cao như mong muốn.

Ngoài ra thì hiện nay việc tuần tra, kiểm soát, bảo vệ các nguồn lợi thuỷ sản trên vùng biển mới chủ yếu dựa vào lực lượng Chi Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và Phòng Cảnh sát thuỷ, còn các địa phương chưa thực sự quan tâm đúng mức. Đến thời điểm này, mặc dù đã có những quy định khá rõ ràng, song chưa có huyện, thị nào của tỉnh bố trí về nhân lực và dành riêng kinh phí hoạt động cho nội dung này. Việc phối kết hợp giữa địa phương với các đơn vị chức năng trong việc khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản cũng mới chỉ ở mức độ ban đầu, chưa thực sự chặt chẽ.

Đâu là giải pháp?

Với thực tế trên, thiết nghĩ đã đến lúc cần tăng cường đầu tư tổng thể cả về nhân, vật lực cho công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Trong đó trước mắt cần bố trí kinh phí xăng dầu để phương tiện kiểm ngư có thể hoạt động nhiều hơn, qua đó tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển. Đồng thời, các đơn vị chức năng cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của ngư dân về thực hiện các quy định của nhà nước liên quan đến lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; hình thành các “đường dây nóng” về bảo vệ thuỷ sản trong dân, lấy đây là đầu mối cung cấp thông tin khi xảy ra xâm hại biển một cách kịp thời, chính xác. Bên cạnh đó, cũng cần có cơ chế phân cấp một cách rõ ràng hơn trong công tác quản lý, bảo vệ thuỷ sản cho các địa phương, để qua đó phát huy vai trò và nâng cao trách nhiệm của các địa phương trong hoạt động này. Ngoài ra, đã đến lúc giảm lượng tàu khai thác thuỷ sản gần bờ; thay vào đó là khuyến khích, hỗ trợ các tàu lớn có thể hoạt động vùng khơi, vùng lộng, vươn ra xa bờ khai thác.

Báo Quảng Ninh, 25/02/2014
Đăng ngày 26/02/2014
Việt Hoa
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 22:36 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 22:36 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 22:36 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 22:36 23/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 22:36 23/11/2024
Some text some message..