Bị nhiễm độc khi ăn cá rô phi: Thiếu khoa học và phi thực tế

Vừa qua, một tờ báo điện tử đăng bài “Lý do bạn nên dừng ăn cá rô phi ngay lập tức”, dịch từ tài liệu nước ngoài. Trước thông tin này, các nhà khoa học, chuyên gia thủy sản và người nuôi cá rô phi ở ĐBSCL phản ứng quyết liệt, vì bài báo đã ít nhiều gây ảnh hưởng đến người nuôi loại cá này ở ĐBSCL.

cá rô phi
Cá rô phi

Bài báo có đoạn mở đầu cho rằng “Trong thực tế, môi trường sống tự nhiên của nó là trang trại nuôi cá ở Trung Quốc, nơi thực phẩm tự nhiên như tảo và cây cỏ được thay thế bằng đậu nành biến đổi gen, ngô và vô số các loại thuốc kháng sinh, đặc biệt là thuốc trừ sâu. Cá rô phi nuôi công nghiệp trong các nông trại chứa hàm lượng dioxin cao hơn 11 lần so với cá rô phi tự nhiên. Dioxin không chỉ gây độc hại cho cơ thể bạn mà thậm chí nó còn có thể kích hoạt sự phát triển bệnh ung thư…”.

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), cá rô phi hiện đang là đối tượng nuôi có thị trường tiêu thụ tốt trong nước lẫn xuất khẩu và cũng là một trong những đối tượng chủ lực trong kế hoạch tái cơ cấu của ngành thủy sản. Với ưu thế ít dịch bệnh, giá thành sản xuất thấp và cho lợi nhuận cao, cá rô phi đang ngày càng được quan tâm và diện tích thả nuôi tăng hàng năm. Năm 2014, diện tích nuôi cá rô phi của cả nước là 16.000 ha, sản lượng trên 125.000 tấn; năm 2015, diện tích nuôi đạt 21.000 ha, sản lượng 150.000 tấn. Cá rô phi hiện đang có thị trường tiêu thụ tốt trong nước cũng như xuất khẩu. Trong khi giá một số hàng thủy sản luôn có nhiều biến động, thì hầu hết các sản phẩm từ cá rô phi có giá khá ổn định trong vòng 5 năm qua. Giá bán ít thay đổi đã tạo ra môi trường kinh doanh tương đối ổn định cho các cơ sở nuôi, sản xuất và hệ thống phân phối tiêu thụ cá rô phi. Hiện nay, sản phẩm từ cá rô phi của Việt Nam đã xuất khẩu đến trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đạt kim ngạch xuất khẩu trên 27 triệu USD.


Thu hoạch cá rô phi tại vùng nuôi của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Sông Hậu trên địa bàn huyện Cờ Đỏ. Ảnh: MAI HOA 

ĐBSCL là vùng có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên để nuôi cá rô phi. Hình thức nuôi chủ yếu là thả trong ao hầm, lồng bè hoặc trong ruộng lúa. Theo các nhà khoa học vùng ĐBSCL, cá rô phi rất dễ nuôi, sinh sản nhanh và có giá trị dinh dưỡng cao. Loại cá này lại có thể đáp ứng nhu cầu làm thực phẩm cho nhiều nhóm người, tầng lớp xã hội. Tại Cần Thơ, từ năm 2015, các ngành chức năng của thành phố đã phối hợp với Công ty Kbor (Hàn Quốc), Trường ĐH Cần Thơ, Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm Sông Hậu triển khai dự án thử nghiệm nuôi cá rô phi chất lượng cao. Đến nay, dự án đã đạt những kết quả bước đầu, mở ra nhiều triển vọng mới cho nghề nuôi cá rô phi thay thế một phần sản lượng cá tra xuất khẩu.

PGS.TS Dương Nhật Long, Trưởng Bộ môn Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt, Khoa Thủy sản (Trường ĐH Cần Thơ) cho biết: Cá rô phi có thịt ngon, ngọt nên ai cũng thích. Thực tế ở nhiều địa phương, dân sử dụng kháng sinh cho cá là chỉ để trị bệnh chứ không nhằm mục đích gì khác. Còn thông tin sử dụng thuốc sâu, dioxin mà báo mạng đưa, ở Việt Nam đã nghiêm cấm. Ở một số quốc gia, người ta sử dụng cách này để trị một số bệnh thông thường bên ngoài thân cá”. PGS.TS Dương Nhật Long cũng cho rằng, thời gian qua, người dân ĐBSCL rất có ý thức và có nhiều kinh nghiệm trong nuôi thuỷ sản theo hướng sạch để bán được giá cao. Một số ít hộ dân nuôi nhỏ lẻ ở trong nước hoặc ở một số quốc gia nghèo, cá rô phi có ăn phân, phần thừa của động vật khác nhưng đó là cách làm tiết kiệm theo mô hình vườn-ao-chuồng.

Sài Gòn Giải Phóng, 30/08/2016
Đăng ngày 03/09/2016
Hàm Luông
Ẩm thực

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Túi đựng rác thải nhựa chuyên dùng trên tàu cá

Tiến sỹ Trần Văn Vinh (SN 1968, quê xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định), chuyên ngành Quản lý và khai thác thủy sản, hiện là Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định).

Tàu cá
• 09:46 11/01/2023

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 10:06 17/04/2024

Cá chét - Loài cá đầy chất dinh dưỡng cho sức khỏe

Được mệnh danh là đệ nhất hải sản biển, cá chét sống ở vùng nước mặn và là một phần không thể thiếu trong ẩm thực cá biển. Cá chét là một loại hải sản hảo hạng, được biết đến với chất thịt ngon và là một trong những loại cá mang đầy giá trị dinh dưỡng cao cho sức khỏe.

Cá chét
• 10:22 11/04/2024

Hương vị ốc ruốc

Tại Bình Định, thời gian từ tháng Giêng đến tháng Ba (âm lịch) là thời điểm nhiều người đổ về các vùng biển để cào ốc ruốc. Ốc ruốc có kích thước bằng đồng đều hạt cúc áo, đủ màu sắc, khá xinh xắn, khi ăn xong có nhiều người gom vỏ ốc để kết thành rèm cửa, xâu chuỗi đeo tay…

Ốc ruốc
• 11:00 26/03/2024

Vào mùa cá dìa Bình Định với các món ngon

Tại tỉnh Bình Định, Cá Dìa bông (Siganus guttatus, Bloch 1787) là loài cá nước lợ - mặn, có giá trị kinh tế khá cao. Khi còn nhỏ, cá sống chủ yếu ở vùng đầm phá, cửa sông; lúc trưởng thành thì di cư ra biển, tìm đến các ghềnh đá, bãi san hô... để sinh sản.

Cá dìa
• 10:10 13/03/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 14:20 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 14:20 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 14:20 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 14:20 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 14:20 19/04/2024