Bình Định: Ứng dụng công nghệ Semi- Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, nhiều hộ nuôi tôm ở Bình Ðịnh đã ứng dụng công nghệ Semi – Biofloc trong nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng và đạt nhiều thành công, mang lại thu nhập cao cho các hộ dân.

Thu hoạch tôm
Thu hoạch tôm sống vận chuyển cho các nhà hàng. Ảnh: TN

Trong đó, phải kể đến anh Nguyễn Tất Tùng (40 tuổi, quê ở xã Cát Minh, huyện Phù Cát, Bình Định), người tiên phong áp dụng công nghệ nuôi tôm mới này tại Bình Định. 

Năm 2017, anh tham gia vào chuyến học tập kinh nghiệm tại Cà Mau do Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam tổ chức cho các đại lý, những người nuôi tôm sử dụng tôm giống C.P. Chuyến đi này giúp anh tiếp cận được công nghệ xử lý nguồn nước nuôi tôm, giúp hạn chế việc thay nước và giảm thiểu ô nhiễm môi trường vùng nuôi.

Anh Tùng vận hành máyAnh Tùng vận hành hệ thống cho ăn tự động cho các ao nuôi tôm. Ảnh: TN

Với quyết tâm học hỏi công nghệ mới trong nuôi tôm để xử lý môi trường nước, Anh Tùng tìm hiểu thêm về công nghệ Semi-Biofloc để tạo ra nguồn thức ăn dinh dưỡng, giảm sử dụng kháng sinh, đồng thời giữ sạch nước trong ao nuôi. Nuôi tôm bằng công nghệ này, hệ thống ao nuôi khép kín từ nước-giống-thức ăn phải đảm bảo quy trình nghiêm ngặt.

“Nuôi theo công nghệ mới, nguồn nước ổn định nên tôi có thể nuôi với mật độ 300 con/m2, có thể nuôi quanh năm. Tỷ lệ thành công cao hơn nuôi theo kiểu cũ. Nuôi theo công nghệ mới năng suất có thể đạt 40-60 tấn/ha, cao hơn so với nuôi kiểu cũ 10 tấn/ha. Năm 2022, tôm nuôi của tôi đạt 13,6 con/kg, bán tôm sống (tôm oxy) cho các thương lái Hà Nội trong dịp lễ Quốc Khánh 2/9 có giá 380.000đ/kg”, anh Tùng chia sẻ.

Theo anh Tùng, nuôi tôm theo công nghệ mới, tuy mức đầu tư ban đầu lớn hơn nhiều so với kiểu cũ, nhưng lợi nhuận lại tăng hơn 15% nên chẳng bao lâu đã có thể thu hồi tiền đầu tư. Quan trọng hơn khi đã làm chủ được công nghệ này thì người nuôi sẽ dễ dàng trong việc nuôi tôm, ngay cả khi nuôi trái vụ, đáp ứng nhu cầu đặc biệt của thị trường nên đạt lợi nhuận rất cao. Ngay từ thời điểm này, toàn bộ 48 ha diện tích ao nuôi - gồm 8 ha áp dụng hoàn chỉnh công nghệ Semi - Biofloc khép kín, 40 ha nuôi theo kiểu cũ nhưng có áp dụng công nghệ lọc nước - đã vào vụ nuôi phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.

Thả giống tômHệ thống ao nuôi áp dụng công nghệ Semi - Biofloc thả giống tôm CP. Ảnh: TN

Ông Trần Quang Nhựt, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Bình Định, chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm thâm canh - bán thâm canh ứng dụng công nghệ Semi - Biofloc theo hướng phát triển bền vững tại Bình Định”, chia sẻ: Công nghệ Semi - Biofloc mang lại hiệu quả cao cho người nuôi tôm.

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ Semi - Biofloc giúp chi phí đầu vào giảm từ 10 - 15% so với nuôi thông thường (do giảm được chi phí thuốc kháng sinh phòng bệnh, chi phí thức ăn hao hụt); hạn chế được sử dụng lượng nước ngầm so với nuôi thông thường nhờ ổn định môi trường nước bằng vi tảo,... Công nghệ Semi - Biofloc tương đối dễ tiếp nhận và làm chủ, đặc biệt ở giai đoạn đầu người nuôi nên nắm thật chắc quy trình xử lý ao nuôi; theo dõi lượng nước, thực hiện tốt kỹ thuật ủ mật rỉ đường và nuôi cấy khối floc.

Với vai trò chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, trong thời gian tới Trung tâm Khuyến nông sẽ tích cực xây dựng các mô hình, tổ chức các buổi gặp gỡ, đối thoại và tập huấn cho người nuôi tôm trong việc ứng dụng công nghệ Semi - Biofloc để nâng cao hiệu quả, từng bước hình thành vùng nuôi tôm đảm bảo an toàn sinh học, ông Nhựt chia sẽ thêm.

Đăng ngày 16/01/2023
NTN @ntn
Khoa học

PHMB chống lại bệnh trong suốt trên tôm giống

Kể từ tháng 10 năm 2019, dịch bệnh hậu ấu trùng Penaeus có tỷ lệ chết cao trên tôm thẻ chân trắng đã bắt đầu xuất hiện ở một số trại giống tại địa phương ở Tỉnh Quảng Đông và tỉnh Phúc Kiến ở Trung Quốc, chủ yếu ảnh hưởng hậu ấu trùng 6–12 ngày tuổi (PL6 ~ 12), có báo cáo trên hậu ấu trùng giai đoạn PL4-PL7 của tôm thẻ chân trắng.

Tôm giống
• 09:00 29/11/2023

Monoglyceride kích thích miễn dịch trên tôm thẻ chân trắng

Một nghiên cứu mới đây được đăng tải trên tạp chí sciencedirect cho thấy vai trò quan trọng của monoglyceride đến khả năng tiêu hóa, tăng trưởng và miễn dịch trên tôm thẻ chân trắng.

Tôm thẻ
• 14:18 22/11/2023

Quản lý nghề cá: Công nghệ AI làm nên sự khác biệt

Trí tuệ nhân tạo hay AI là một lĩnh vực rất được quan tâm trong thời đại công nghệ số hiện nay. Sự xuất hiện của AI đã giải quyết được vô số nhu cầu của loài người trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

Trí tuệ nhân tạo AI
• 10:22 21/11/2023

Chiết xuất quả nhàu kích thích miễn dịch và tăng trưởng trên tôm thẻ

Một nghiên cứu mới đây của Phan Thị Cẩm Tú và cộng sự 2023 đã cho thấy lợi ích khi bổ sung chiết xuất trái nhàu đến hiệu suất tăng trưởng và khả năng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng.

Trái nhàu
• 11:56 16/11/2023

Tép Bạc chính thức ra mắt chuỗi Farmext LAB

Tép Bạc chính thức ra mắt chuỗi Farmext LAB – Xét nghiệm tầm soát bệnh tôm.

Farmext LAB
• 10:15 02/12/2023

Thế nào là phòng xét nghiệm thủy sản (phòng Lab)?

Tình hình dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản ngày càng khó kiểm soát, các mầm bệnh cần được thực hiện các xét nghiệm cơ bản thì mới có thể phát hiện ra. Vì vậy, để tránh các rủi ro không đáng có, các phòng xét nghiệm (hay phòng Lab) dần được xuất hiện phổ biến tại các khu vực nuôi.

Phòng Lab
• 10:15 02/12/2023

GROFARM PRO: Mô hình nuôi tôm công nghệ cao, bền vững mang năng suất vượt trội với chi phí sản xuất thấp

Nuôi tôm công nghệ cao, hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường đang là định hướng được ưu tiên hàng đầu của ngành tôm. Bắt kịp xu hướng phát triển ấy, mô hình GROFARM PRO từ Grobest ra đời góp phần mang đến giải pháp nuôi trồng toàn diện, đạt năng suất cao mà vẫn đảm bảo tính bền vững.

Tôm thẻ
• 10:15 02/12/2023

Nguyên nhân nguồn nước bị đục trong nuôi tôm thẻ

Có nhiều nguyên nhân làm nguồn nước nuôi tôm bị đục được biết đến như sự xói mòn do dòng chảy gây ra từ bờ các dòng sông, suối, ao, hồ, dẫn vào khu nuôi.

Nước ao nuôi
• 10:15 02/12/2023

Proquatic™ Plus 10™ - Vi sinh kiểm soát vi khuẩn Vibrio trong nuôi trồng thủy sản

Vibrio là tác nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất và lợi nhuận trong ngành nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh nhu cầu sản xuất ngày càng tăng, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp hơn: nhiều chủng vi khuẩn có tính kháng, mang độc tính cao, nhiều bệnh chưa xác định được nguyên nhân là thách thức lớn của nhiều trang trại, người nuôi.

Proquatic
• 10:15 02/12/2023