Bình Thuận: Cấm lặn hải đặc sản từ ngày 01/4/2017 đến hết ngày 31/7/2017

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Thuận đã có Thông báo số 29/TB-SNN về việc cấm lặn hải đặc sản trên vùng biển Bình Thuận từ ngày 01/4/2017 đến hết ngày 31/7/2017.

Cấm khai thác một số loài hải đặc sản trên vùng biển Bình Thuận
Bình Thuận: Cấm lặn hải đặc sản từ ngày 01/4/2017 đến hết ngày 31/7/2017

Căn cứ Thông tư số 62/2008/TT-BNN ngày 20/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT) về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành, nghề thủy sản; Căn cứ kết quả khảo sát nguồn lợi hải đặc sản và các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ tại vùng biển tỉnh Bình Thuận;  Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Thuận thông báo: Từ ngày 01/4/2017 đến hết ngày 31/7/2017 cấm tổ chức khai thác các loài hải đặc sản gồm: Sò Lông, Điệp, Dòm Nâu, Bàn Mai, Nghêu Lụa trên toàn vùng biển Bình Thuận. Trong thời gian cấm khai thác, nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân, tổ chức thu mua, vận chuyển, chế biến và kinh doanh các loài hải đặc sản cấm nêu trên.

Chi cục Thủy sản Bình Thuận cần phối hợp chặt chẽ với phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, phòng Kinh tế thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến ngư dân, các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác, thu mua, vận chuyển, chế biến và kinh doanh các loài hải đặc sản biết để thực hiện; phối hợp chặt chẽ với lực lượng Bộ đội Biên phòng, Công an, phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, phòng Kinh tế thị xã, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

TCTS
Đăng ngày 01/04/2017
Ngọc Hà
Môi trường

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Nguồn nước ở khu nuôi ô nhiễm nghiêm trọng

Ô nhiễm nguồn nước trong khu vực nuôi tôm đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng và ngày càng gây lo ngại cho nhiều người nuôi tôm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm mà còn làm giảm năng suất, tăng chi phí nuôi và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi.

Nước ô nhiễm
• 09:49 30/10/2024

Giải pháp kiểm soát giá giống thủy sản sau bão

Sau mỗi cơn bão, việc kiểm soát giá giống thủy sản trở thành vấn đề nóng, khi giá cả thường tăng cao do tình trạng đầu cơ và nguồn cung bị gián đoạn.

Nuôi tôm thẻ
• 09:47 24/10/2024

Giải pháp phục hồi bền vững nguồn lợi thủy sản tại Việt Nam

Nguồn lợi thủy sản đóng vai trò quan trọng trong cả hệ sinh thái tự nhiên và nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc khai thác quá mức, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đã dẫn đến suy giảm nghiêm trọng trữ lượng thủy sản, gây ảnh hưởng lớn đến sự cân bằng sinh thái và sinh kế của người dân.

Đánh bắt cá
• 09:38 23/10/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 08:17 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:17 05/11/2024

Oxy viên hỗ trợ ao nuôi tôm như thế nào?

Oxy viên là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm, đặc biệt trong các hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm này có vai trò cung cấp oxy trực tiếp vào nước ao nuôi, giúp tăng cường khả năng hô hấp của tôm và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Tôm thẻ
• 08:17 05/11/2024

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 08:17 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 08:17 05/11/2024
Some text some message..