Bổ sung CNP đã kích thích sự phát triển của V.parahaemolyticus, vi khuẩn LAB đã hạn chế bệnh AHPND trên tôm thẻ

Bổ sung CNP đã kích thích sự phát triển của V.parahaemolyticus , vi khuẩn LAB đã hạn chế bệnh AHPND trên tôm thẻ.

Bệnh gan tụy trên tôm thẻ chân trắng do vi khuẩn V.parahaemolyticus gây ra. Ảnh: Tepbac

Trong quá trình nuôi, nông dân Việt Nam thường sử dụng một số sản phẩm có chứa trehalose, axit glutamic, muối photphat (cung cấp cacbon (C), nitơ (N), photpho ( P) và một số axit amin khác) làm phân bón thúc đẩy sự phát triển của thực vật phù du và vi sinh vật có lợi. Tuy nhiên, AHPND thường xảy ra sau 14 ngày sử dụng các sản phẩm có chứa trehalose, axit glutamic và muối photphat. Một nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung trehalose, axit glutamic, KH2PO4 và K2HPO4 vào môi trường nuôi đã thúc đẩy sự phát triển của V.parahaemolyticus. Do đó, có thể việc bổ sung các muối trehalose, glutamic và phosphate vào nước đã kích thích sự phát triển của vi khuẩn V.parahaemolyticus.

Thí nghiệm này được tiến hành để kiểm tra liệu việc bổ sung cacbon, nitơ và phốt pho (CNP) vào môi trường nước có kích thích sự phát triển của vi khuẩn V.parahaemolyticus hay không và ba chủng LAB (Lactobacillus plantarum, Lactobacillus fermentum và Pediococcus pentosaceus) được bổ sung vào thức ăn có thể cải thiện tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, thành phần và số lượng tế bào máu, đồng thời ngăn ngừa AHPND ở tôm thẻ hay không?

1. Ảnh hưởng của chế độ ăn chứa LAB đối với sự tăng trưởng của tôm thẻ 

Thí nghiệm bao gồm bốn nghiệm thức: đối chứng, nghiệm thức (NT) LAB1, LAB2 và LAB3; tôm được bổ sung tương ứng L.plantarum, L.fermentum và P.pentosaceus với mật độ là 108 (CFU/g).  

Kết quả cho thấy, chế độ ăn có chứa vi khuẩn LAB với liều 108 CFU/g tốc độ tăng trưởng của tôm đã được cải thiện so với chế độ ăn thông thường. Vào ngày thứ 28, NT LAB1 tôm có trọng lượng trung bình cao nhất (12,7 ± 0,29g), tiếp theo là NT LAB3 (12,3 ± 0,31) so với nhóm đối chứng (11,27 ± 0,39 g). Tương tự, chiều dài trung bình của tôm cũng cao nhất ở NT LAB1 (11,9 ± 0,29 mm), tiếp theo là LAB3 (11,7 ± 0,39 mm), sau 28 ngày. PWG (phần trăm tăng trọng) của tôm ở các NT LAB1, LAB2 và LAB3 đã tăng 83,4%, 64,2% và 73%. PLG (phần trăm chiều dài tăng) của tôm đã tăng 26%, 17% và 20,84% so với tôm ở nghiệm thức đối chứng. Đặc biệt, chế độ ăn có L.plantarum (LAB1) dẫn đến WG, LG, DWG và DLG tốt nhất sau 28 ngày thử nghiệm.

Vì vậy, các sản phẩm từ LAB, đặc biệt là L. plantarum, bao gồm vi khuẩn sống, vi khuẩn chết, chiết xuất không tế bào đều có tác dụng cải thiện tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và FCR của tôm. Hàm lượng chế phẩm sinh học trong chế độ ăn đã tăng cường sự thèm ăn hoặc kích thích khả năng tiêu hóa của sinh vật. Ngoài ra, nó đã cho thấy sự tham gia của probiotics trong việc cải thiện sự cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột cũng như trong việc sản xuất các enzym ngoại bào, do đó tăng cường sử dụng thức ăn và tăng trưởng của các loài nuôi.

Cùng với tác dụng tích cực trong việc kích thích tăng trưởng, LAB cũng có tác dụng trong việc kích thích hệ thống miễn dịch không đặc hiệu của tôm. Với sự hiện diện của vi khuẩn LAB, số lượng tế bào máu của tôm đã tăng lên. THC (tổng tế bào máu), GC (tế bào hạt), HC (tế bào không hạt) của tôm liên tục tăng và đạt lần lượt là 190,3; 21,8 và 168,6×105 tế bào/mL ở nghiệm thức LAB1 sau 30 ngày thí nghiệm. Trong khi đó, THC, GC và HC của tôm ở nghiệm thức đối chứng là 166,5; 17,7 và 148,9×105 tế bào/mL sau 30 ngày thử nghiệm. Có thể thấy rằng LAB có khả năng tăng cường khả năng miễn dịch bẩm sinh của tôm thẻ, đặc biệt là L.plantarum. Do đó, tổng số tế bào máu, cũng như tế bào không hạt và tế bào hạt tăng lên sẽ góp phần cải thiện một số phản ứng miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể ở tôm chống lại vi khuẩn gây bệnh.

2. Ảnh hưởng LAB và CNP khi bổ sung cho tôm thẻ.

Thí nghiệm được tiến hành để xác định ảnh hưởng của chế độ ăn có LAB và CNP đến tỷ lệ sống và số lượng tế bào máu của tôm thẻ trong điều kiện nhiễm vi khuẩn V.parahaemolyticus. CNP được cung cấp vào nước với tần suất bảy ngày một lần trong thời gian 14 ngày. 

AHPND ở tôm thường xuất hiện rất sớm trong vụ nuôi, 10-35 ngày sau khi thả nuôi, trong thời kỳ này hàm lượng dinh dưỡng trong nước thường rất thấp. Trên thực tế, nông dân thường bón một số loại phân bón và chế phẩm sinh học có chứa cacbon, nitơ và phốt pho như trehalose, nitơ vô cơ, axit amin và phốt phát vô cơ vào đầu vụ. Đường trehalose được tổng hợp từ nấm men Saccharomyces cerevisiae và chúng được sử dụng làm chất độn trong phân bón để hỗ trợ thực vật phù du hoặc chế phẩm sinh học. Một nghiên cứu cho thấy V.parahaemolyticus chủng 12 có thể phát triển trên môi trường chứa trehalose, L-glutamic, KH2PO4 và K2HPO4. Trong nghiên cứu này tỷ lệ sống của tôm ở các nghiệm thức bổ sung CNP thấp hơn so với các nghiệm thức không cung cấp CNP; đặc biệt là tỷ lệ sống của tôm giữa hai nghiệm thức nhiễm V. parahaemolyticus (PC) và PC + CNP. Tỷ lệ sống của tôm ở nghiệm thức PC + CNP giảm khoảng 11% so với tôm ở nghiệm thức PC. Điều này chỉ ra rằng việc cung cấp CNP đã làm tăng mật độ V.parahaemolyticus, do đó tỷ lệ sống ở các nghiệm thức chứa CNP có tác động gián tiếp đến tôm thẻ. 

Cacbon, nitơ và photpho là những nguyên tố dinh dưỡng quan trọng của cơ thể: là thành phần cấu tạo nên tế bào chất, axit amin, axit nucleic, coenzyme nucleotide, phospholipid, lipopolyshacrarides và axit teichoic, đặc biệt là vi khuẩn dị dưỡng. Việc cung cấp CNP sẽ kích thích sự phát triển của vi khuẩn dị dưỡng và các vi sinh vật khác trong nước ao/bể, bao gồm cả Vibrio sp. Trong nghiên cứu này, việc bổ sung C, N và P (15:1:0,1) vào môi trường nước đã cung cấp chất dinh dưỡng cho V. parahaemolyticus phát triển nhanh chóng, do đó V. parahaemolyticus tăng trưởng gấp ba lần ở các nghiệm thức bổ sung CNP so với các nghiệm thức không có CNP và gây ra những ảnh hưởng lớn hơn đến tôm nuôi.


Chế độ ăn chứa LAB, đặc biệt là chủng L. plantarum, đã cải thiện đáng kể phản ứng miễn dịch ở tôm thẻ. Việc cung cấp trehalose, axit glutamic, KH2PO4 và K2HPO4 với tỷ lệ C: N: P là 15: 1: 0,1 trong thí nghiệm đã làm tăng tỷ lệ chết của tôm và khả năng bùng phát AHPND ở tôm thẻ. Tuy nhiên, việc bổ sung L.plantarum vào thức ăn đã làm giảm đáng kể tỷ lệ chết, cũng như tỷ lệ nhiễm AHPND khi có CNP. Do đó, L.plantarum có thể là một ứng cử viên để giảm AHPND trong nuôi tôm thâm canh. 
Đăng ngày 25/10/2021
Dịch bệnh

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 21:57 27/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 21:57 27/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 21:57 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 21:57 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 21:57 27/04/2024