Bơm tạp chất vào tôm: Không quá khó để kiểm soát xử lý

Nhiều ý kiến nhận định, hành vi bơm tạp chất vào tôm chủ yếu tập trung ở khâu trung gian là các thương lái thu mua tôm nguyên liệu.

bơm tạp chất vào tôm
Hành vi bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu đã bị cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu lên án từ lâu.

Hành vi gian dối về kinh tế, bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu nhằm làm tăng khối lượng, bán giá cao hơn đã trở thành nỗi nhức nhối tại vùng bán đảo Cà Mau.

Việc đưa tạp chất vào tôm thường diễn ra vào các thời điểm giáp vụ, lúc khan hiếm nguyên liệu. Trong đó, phương thức, thủ đoạn đưa tạp chất vào tôm ngày càng tinh vi để đối phó với việc kiểm tra, phát hiện của cơ quan chức năng.

Một số đối tượng đã lén lút thực hiện bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu tại các địa phương như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng trong vài năm qua. Đây là hành vi gian dối về kinh tế, gây ảnh hưởng đến uy tín của tôm Việt Nam. Việc làm “bẩn” này đã bị cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu lên án từ lâu. Tuy nhiên, vẫn còn một số đối tượng vì cái lợi trước mắt mà cố tình vi phạm.

Anh Bào Văn Mến, một người dân nuôi tôm sú ở xã Tân Lộc Đông, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau cho biết, mặc dù rất bức xúc trước việc làm này nhưng không làm gì được. Bởi phần lớn hành vi gian dối này tập trung ở khâu trung gian là các thương lái thu mua tôm nguyên liệu.

“Những người nuôi tôm không bao giờ làm việc này, cứ thấy có người mua là cân tôm bán. Như vậy chỉ có những người thu mua mới bơm tạp chất trước khi chuyển sang xí nghiệp chế biến. Hành động này đã làm mất uy tín, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người nuôi tôm”, anh Mến cho biết.

Theo số liệu thống kê của ngành nông nghiệp Cà Mau, trong năm qua, lực lượng chức năng của tỉnh tiến hành trên 60 đợt kiểm tra, qua đó phát hiện 57 vụ vi phạm, số lượng tôm có chứa tạp chất mà lực lượng ghi nhận được gần 12 tấn. Số tiền xử phạt hành chính lên đến gần 2 tỷ đồng.

Trong đó, vụ việc phát hiện tại Công ty TNHH Chế biến Xuất nhật khẩu Thủy sản Quốc Ái ở xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình đã cho thấy mức độ và hành vi gian dối ngày càng nghiêm trọng. Trong một thời gian ngắn (cụ thể là ngày 22/8 và 29/8/2016), ngành chức năng đã liên tục kiểm tra và bắt quả tang doanh nghiệp có hành vi bơm tạp chất vào tôm. Qua đó đã thu giữ số lượng lớn tôm có tạp chất và các nguyên liệu, dụng cụ để bơm vào tôm; đồng thời Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền hơn 550 triệu đồng.

Ông Lữ Văn Rê, người dân nuôi tôm tại Cà Mau cho biết, đây là việc làm gian dối mà khâu trung gian cố tình thực hiện để thu lợi nhuận cao hơn.

“Họ mua tôm về rồi bơm tạp chất vào, con tôm của dân nuôi là tôm tươi đàng hoàng không bao giờ có chuyện bơm tạp chất. Việc này chỉ có chính quyền hoặc cơ quan chức năng xử lý, người dân không thể làm gì được”, ông Rê cho biết.

Ông Huỳnh Thanh Tân, Giám đốc Công ty CP chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau cho biết, đây là việc làm gây tổn hại rất lớn đối với việc sản xuất, xuất khẩu mặt hàng tôm của đất nước. Một “con sâu làm rầu nồi canh” đã làm ảnh hưởng lớn đến cả hệ thống doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Chính vì thế, ông Tân cho rằng phải xử lý nghiêm hơn nữa đối với các cá nhân, tập thể, khâu trung gian góp phần làm mất uy tín của ngành hàng sản xuất có thế mạnh của quốc gia.

“Nếu chính sách pháp luật nghiêm và cả hệ thống đồng lòng, quyết tâm làm sẽ làm được thôi. Việc bơm tạp chất vào tôm không chỉ 1 người làm được, phải có sự tham gia của rất nhiều người nên địa phương không thể không biết”, ông Tân chỉ rõ sự bất cập.

Siêu lợi nhuận từ việc đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu đã khiến cho một số thương lái, cá nhân bất chấp quy định của pháp luật để thực hiện hành vi gian dối. Gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất.

Mục tiêu đến hết năm nay, tất cả cơ sở nuôi tôm, cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến tại địa bàn 4 tỉnh thuộc vùng bán đảo Cà Mau gồm Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang ký cam kết không đưa tạp chất vào tôm trước khi tiêu thụ.

Đây chính là sự kiên quyết từ Chính phủ với quyết tâm nâng cao chất lượng và đưa thế mạnh của ngành tôm thành ngành hàng chủ lực của đất nước, có lợi thế cạnh tranh trên thế giới.

VOV/THĐT, 04/03/2017
Đăng ngày 09/03/2017
Thanh Tùng
Kinh tế

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:25 01/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 02:25 01/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 02:25 01/12/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 02:25 01/12/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 02:25 01/12/2024
Some text some message..