Cá ĐBSCL cạn kiệt dần

Hiện tượng biến đổi khí hậu, việc xây đập từ thượng nguồn đến hạ nguồn sông Mekong đã ảnh hưởng đến trữ lượng cá và thu nhập của người dân nơi đây.

cá mekong
Ngoài yếu tố thiên tai, con người cũng góp phần vào tình trạng cạn kiệt nguồn cá như hiện nay. Ảnh: savethemekong.org

Tại buổi nói chuyện "Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng đến nền kinh tế, đặc biệt đến Đồng bằng sông Cửu Long" hôm 10/1, Phó giáo sư – Tiến sĩ Dương Văn Ni, khoa Quản lý tài nguyên thiên nhiên và Môi trường Đại học Cần Thơ cho hay, nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng này là do biến đổi khí hậu. Thời tiết thất thường, thủy lưu dòng sông thay đổi khiến mùa nước lũ ở miền tây không còn tự nhiên và đúng như chu kỳ trước đó. Tập quán sinh sản và di cư của các loài cá do đó cũng bị xáo trộn.

Tuy nhiên, ngoài yếu tố thiên tai, con người cũng góp phần vào tình trạng cạn kiệt nguồn cá như hiện nay, thông qua việc gia tăng sản xuất lúa bằng đê bao khép kín để chống lũ. Như vậy, nước lũ chảy hết ra biển không được tích lũy trên đồng ruộng theo cách tự nhiên. Khi nước biển tràn ngược vào các sông vào mùa khô, tình trạng ngập mặn trở nên dễ dàng. Từ đó, nguồn lợi cá cạn kiện dần.

Theo Phó giáo sư – Tiến sĩ Dương Văn Ni, việc đánh đổi con cá nhường chỗ cho đồng lúa bằng cách bao đê kín mít đã khiến cuộc sống của người dân ở vùng ngập sâu, vùng lũ trở nên khó khăn hơn. Ông nhấn mạnh, con cá có vai trò quan trọng trong giải quyết công ăn việc làm cho người dân Đồng bằng sông Cửu Long.

Cá là nguồn sống quan trọng của cư dân hạ nguồn Mekong. Chính vì vậy, mức độ thiệt hại không dừng lại ở người dân nơi đây, mà bao phủ trên diện rộng.

Ông Hoàng dẫn chứng, thường thu nhập trong mùa lũ, người dân có thể kiếm được khoảng 50.000 – 70.000 đồng, thậm chí vài trăm nghìn đồng, nhờ khai thác, đánh bắt cá mưu sinh hoặc có thể ủ mắm đem bán, nhưng hiện tại đã giảm nhiều và giảm mạnh hơn nữa nếu Campuchia quyết xây đập thủy điện.

Những nhà đầu tư xây dựng các đập thủy điện trên sông Mekong hướng nhiều đến mục tiêu lợi nhuận hơn là vì sinh thái và cuộc sống của người dân. “Khi đó, tại Đồng bằng sông Cửu Long, có lúc rất nhiều nước tràn từ thượng nguồn sông Mekong, nhưng có lúc không một giọt nước”, ông dự Ni dự báo.

VNE
Đăng ngày 11/01/2013
Mai Phương
Khoa học

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

Sự liên kết giữa các giác quan chính của tôm

Mỗi giác quan đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp tôm tìm thức ăn, tránh kẻ thù và duy trì các hoạt động sinh tồn khác. Sự liên kết giữa các giác quan này tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh, giúp tôm phát triển và thích nghi trong môi trường khắc nghiệt.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:41 06/12/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 14:33 17/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 14:33 17/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 14:33 17/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 14:33 17/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 14:33 17/12/2024
Some text some message..