Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp ở tôm hùm nuôi lồng

Tôm hùm là loài giáp xác có giá trị về kinh tế, mỹ nghệ, dinh dưỡng, được nhiều người ưa thích. Hiện nay, tôm hùm là đối tượng có giá trị xuất khẩu cao và đang được nuôi phổ biến tại các tỉnh miền Trung. Tuy vậy, nghề nuôi tôm hùm ở Việt Nam còn gặp không ít những khó khăn về nguồn giống, chưa có thức ăn công nghiệp cho tôm hùm và tình hình dịch bệnh thường xuyên diễn ra. Việc nuôi tôm hùm bằng lồng trên biển là nuôi trong một hệ sinh thái hở, trong quá trình nuôi, tôm phải chịu nhiều yếu tố gây sốc, việc nuôi nhiều lứa tôm gối nhau trong một hệ thống nuôi dẫn đến hệ quả là các lồng lưới trở thành một “kho” chứa các mầm bệnh… là những yếu tố chính làm mầm bệnh lây lan. Vì thế, việc phòng bệnh được coi là hết sức quan trọng trong quá trình nuôi tôm hùm lồng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Để phòng bệnh ở tôm hùm nuôi lồng có hiệu quả, trước hết cần quản lý tốt môi trường nuôi. Địa điểm nuôi cần nằm trong vùng quy hoạch, không bị ảnh hưởng mạnh bởi sóng, gió và an toàn trong mùa mưa bão, xa các cửa sông để tránh nước ngọt từ sông đổ ra trong mùa mưa. Nguồn nước phải sạch, nền đáy là cát hoặc cát pha bùn có lẫn san hô Gạc Nai và không bị ô nhiễm. Độ sâu mực nước nơi đặt lồng tối thiểu khi triều thấp là 4m (đối với nuôi lồng găm), từ 4 – 8m (đối với nuôi lồng sắt) và hơn 8m (đối với nuôi lồng nổi); có dòng chảy nhẹ mỗi khi triều lên, dòng chảy tầng đáy có lưu tốc khoảng từ 1 – 2cm/giây.                          

Bên cạnh đó, người nuôi cần tăng cường sức đề kháng của tôm hùm, chọn đàn giống khỏe mạnh, vận chuyển và thả giống đúng quy trình kỹ thuật và cải tiến phương pháp quản lý nuôi dưỡng như: nuôi tôm ở mật độ hợp lý; thường xuyên phân cỡ tôm, hạn chế sự phân đàn trong một lồng nuôi; cho ăn với kích cỡ, số lượng, chất lượng thức ăn đảm bảo, phù hợp; thường xuyên chăm sóc, quản lý đàn tôm nuôi, vệ sinh lồng/bè cho nước thông thoáng; thao tác đánh bắt, phân cỡ đàn tôm nên nhẹ nhàng, tránh sây sát cho tôm. Ngoài ra, người nuôi cần đảm bảo một số thành phần vitamin, khoáng chất trộn hay tiêm vào thức ăn cho tôm hùm ăn nhằm tăng sức đề kháng cho tôm. Một số loại vitamin và khoáng chất dùng cho tôm sú trên thị trường hiện nay cũng có thể sử dụng cho tôm hùm nuôi lồng.

Người nuôi cũng cần chú trọng việc tiêu diệt và kìm hãm sự phát triển của tác nhân gây bệnh bằng các biện pháp như: sát trùng lồng, nền đáy nơi đặt lồng nuôi trước khi đặt lồng, bè, người nuôi cần tiến hành trong quá trình nuôi dưỡng, đặc biệt là sau từng đợt sản xuất hay sau mỗi lần thay lồng, bè. Ngoài các biện pháp cọ rửa lồng, bè nuôi, phơi nắng lưới và khung lồng, cần phải dùng nước vôi quét bên trong và ngoài lồng, bè nuôi để sát trùng, tiêu diệt mầm bệnh hoặc dùng clorua vôi để khử trùng. Bên cạnh đó, cần khử trùng, kiểm tra nguồn gốc và chất lượng đàn giống thả nuôi. Tùy theo kết quả theo dõi, kiểm tra nguồn gốc, chất lượng đàn giống thu mua mà chọn thuốc sát trùng thích hợp. Trong nuôi tôm hùm thường dùng formol nồng độ 100 – 200ppm tắm cho tôm trong 20 – 30 phút.

Thức ăn là một trong những nguồn lây nhiễm bệnh cho tôm hùm nuôi do việc sử dụng thức ăn tươi sống là cá nhỏ, tôm, cua, ghẹ. Do đó, việc vệ sinh và sát trùng thức ăn rất quan trọng, cần được thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình nuôi. Thức ăn phải được bảo quản tốt, còn tươi và phải có nguồn gốc từ những vùng không có dịch bệnh. Thức ăn cho tôm hùm cần được rửa sạch, tùy vào giai đoạn tôm nuôi mà có thể để nguyên hoặc cắt nhỏ, sau đó để ráo nước rồi nhúng vào dung dịch thuốc tím (KMnO4) 3-5ppm (3-5mg/lít nước biển), trộn đều và ngâm khoảng 10-20 phút để sát trùng rồi cho tôm ăn. Bên cạnh đó, kích cỡ thức ăn sử dụng lớn, nhỏ phù hợp với từng giai đoạn tôm nuôi, phù hợp với kích cỡ miệng tôm. Người nuôi cần tính toán lượng thức ăn trong mỗi lần cho ăn cho chính xác, thường dựa vào khối lượng tôm nuôi và giai đoạn phát triển của tôm.

Ngoài ra, người nuôi cũng cần sử dụng một số thuốc để tiêu diệt và kìm hãm tác nhân gây bệnh trước mùa phát triển bệnh. Định kỳ treo túi vôi quanh lồng nuôi trước và sau thời gian thường xuất hiện bệnh ở tôm, định kỳ dùng thuốc đúng nồng độ và thời gian để tiêu diệt các mầm bệnh phát triển trong cơ thể tôm. Thuốc dùng cho tôm thường được sử dụng qua đường tiêm trực tiếp vào cơ thể tôm; qua đường tiêu hóa của tôm (tiêm thuốc vào thức ăn (cá mồi) hoặc trộn thuốc vào thức ăn); hoặc qua đường ngâm (tắm). Đối với tôm hùm nuôi lồng, việc trộn/tiêm thuốc vào thức ăn cho tôm tùy theo yêu cầu phòng ngừa từng loại bệnh mà tính số lượng thuốc, số lần cho ăn và chọn loại thuốc nào trộn/tiêm vào thức ăn cho có hiệu quả. Khi dùng thuốc trộn vào thức ăn cho tôm ăn cần lưu ý thức ăn sử dụng phải là loại tôm thích ăn, đồng thời phải có độ ngấm thích hợp. Ở tôm hùm, thức ăn thường được dùng để trộn thuốc là các loại giáp xác (cua, ghẹ…), cá tạp tươi, cần ngâm thuốc trong thức ăn khoảng 30 phút đến 1 giờ trước khi cho tôm ăn. Người nuôi cần bao bọc thức ăn có thuốc bằng dầu mực, dầu đậu nành hoặc một số chất ít tan trong nước. Ngoài ra cũng cần phát hiện bệnh ở thời kỳ sớm để dùng thuốc khi tôm trong lồng khi còn bắt mồi mới có thể đưa thuốc vào cơ thể theo đường tiêu hóa.

Fistenet
Đăng ngày 08/12/2016
Hà Kiều
Dịch bệnh

Quản lý tôm hùm nuôi trong thời điểm giao mùa

Hiện đang vào thời điểm giao mùa dễ phát sinh dịch bệnh, Tổng cục Thủy sản đã ban hành văn bản số 490/TCTS-NTTS gửi các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố ven biển Nam Trung Bộ về việc hướng dẫn, tăng cường quản lý nuôi tôm hùm lồng.

Tôm hùm.
• 11:51 25/05/2021

Rủi ro không kiểm soát nguồn gốc, xuất xứ tôm hùm giống

Tại Phú Yên, kiểm tra cho thấy hầu hết người nuôi tôm hùm chưa quan tâm tới nguồn gốc xuất xứ lô tôm giống. Đây là rủi ro rất cao cho người nuôi.

Tôm hùm giống. Ảnh: AN.
• 13:51 04/05/2021

Khan hiếm tôm hùm giống

Tôm hùm là đối tượng nuôi lồng bè chủ lực tại nhiều địa phương trong tỉnh Khánh Hòa, nhất là địa bàn huyện Vạn Ninh và TP. Cam Ranh. Hiện nay, tuy chấp nhận mua tôm giống với giá cao hơn mọi năm nhưng người nuôi vẫn chưa có đủ con giống.

Nguồn giống tôm hùm khan hiếm.
• 11:48 31/03/2021

Phòng và điều trị bệnh sữa trên tôm hùm trong mùa mưa

Bệnh sữa trên tôm hùm hay còn gọi theo tên địa phương là bệnh tôm sữa, bệnh đục thân. Bệnh do vi khuẩn ký sinh nội bào giống như Rickettsia gây ra.

Bệnh sữa trên tôm hùm
• 14:01 11/01/2021

Tại sao điều trị bệnh trên tôm lại kém hiệu quả?

Việc trị bệnh trong ngành nuôi tôm luôn là một thách thức không nhỏ đối với những người làm trong lĩnh vực này.

Tôm bệnh
• 09:52 10/05/2024

Tình hình tôm chết sớm nghi bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm thẻ (TPD)

Theo ghi nhận từ Sở Nông nghiệp và PTNT về việc rà soát, nắm thông tin tình hình tôm nuôi chết sớm nghi do bệnh TPD và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Tôm thẻ
• 10:30 06/05/2024

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Các loài cá nước ngọt dễ nuôi mang giá trị kinh tế cao hiện nay

Việt Nam là quê hương sinh sống của nhiều loài cá nước ngọt đa dạng và phong phú. Đặc tính của các loại cá nước ngọt là dễ chăm sóc và có giá trị kinh tế cao đối với ngành thủy sản của nước ta. Ngoài ra, thịt của chúng thường mang hương vị đặc trưng, ngon và bổ dưỡng.

Ao cá nước ngọt
• 21:14 14/05/2024

Phân biệt chất lượng màu nước trong nuôi tôm

Dựa vào màu nước trong ao nuôi tôm bà con có thể nhận định được chất lượng nước, cũng như tình trạng ao tôm và đòi hỏi người nuôi phải có kiến thức để từ đó nhận biết chính xác và có phương án điều chỉnh kịp thời để đảm bảo môi trường tốt nhất cho tôm sinh trưởng và phát triển.

Màu nước ao nuôi
• 21:14 14/05/2024

Hiện tượng chạy quạt xuất hiện bọt trong ao nuôi tôm

Khi quạt hoạt động trong ao nuôi tôm, một hiện tượng thường gặp là sự xuất hiện của bọt trên mặt nước. Điều này thường gây ra sự tò mò và lo ngại cho những người tham gia trong ngành nuôi trồng thủy sản.

Ao tôm
• 21:14 14/05/2024

Tại sao tôm Việt Nam lại thất thế cạnh tranh hơn tôm Ecuador

Trên thị trường thế giới, ngành công nghiệp tôm đang trải qua một cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt, và trong số đó, tôm Việt Nam đang phải đối mặt với một thách thức mới từ đối thủ mạnh mẽ: tôm Ecuador. Trong những năm gần đây, tôm Ecuador đã nổi lên như một hiện tượng, thu hút sự chú ý của các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng trên toàn cầu.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:14 14/05/2024

Cơ hội và tiềm năng phục hồi cho thủy sản Việt Nam

Trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường thế giới, ngành thuỷ sản Việt Nam đang đối diện với những cơ hội và tiềm năng phục hồi đáng kể. Từ những thách thức về môi trường kinh doanh đến áp lực từ các yêu cầu xuất khẩu quốc tế, ngành này đang tìm kiếm những lối đi mới để phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

Thu hoạch tôm
• 21:14 14/05/2024