Các giải pháp “cứu” nghề nuôi cá tra

Toàn tỉnh có 4 cơ sở sản xuất giống từ nguồn cá tra đã qua chọn lọc của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II. Đến nay, có 3 cơ sở sản xuất giống đã cho đẻ.

Nuôi cá da trơn
Nuôi cá da trơn của Công ty Cổ phần XNK Lân thủy sản Bến Tre tại Phú Túc (Châu Thành). Ảnh: Hữu Hiệp

Tỷ lệ sống đến khi đạt kích cỡ cá hướng cao hơn, độ nhanh nhạy hoạt động của cá con và tốc độ tăng trưởng tốt hơn từ nguồn cá tra bố mẹ khác. Đồng thời, các cơ sở sản xuất giống cũng áp dụng kỹ thuật sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP (2 cơ sở), nhằm kiểm soát quy trình sản xuất giống, đảm bảo chất lượng cá giống, thuận lợi trong việc tiêu thụ và truy xuất nguồn gốc cá.
Giá bán cá giống dao động ở mức từ 340 - 1.100 đồng/con (đối với cá có kích cỡ 1,5-2cm).

Nuôi thương phẩm và tiêu thụ cá tra

Tính đến cuối tháng 8-2013, diện tích thả giống đạt 618ha, tổng lượng giống thả 268,3 triệu con (số lượng giống sản xuất trong tỉnh là: 36,9 triệu con và giống nhập từ các tỉnh là: 231,4 triệu con). Mật độ thả dao động từ 40 - 50 con/m2. Tổng diện tích thu hoạch 573,6 ha, năng suất bình quân 199 tấn/ha/tổng diện tích nuôi; sản lượng thu hoạch 114.280 tấn. Nhìn chung, tình hình nuôi cá tra gặp rất nhiều khó khăn do giá bán cá tra thương phẩm giảm, đa số người nuôi đều bị lỗ nặng. Tuy nhiên, do phần lớn diện tích cá nuôi thương phẩm trên địa bàn tỉnh tập trung các doanh nghiệp (chiếm khoảng 95% tổng diện tích nuôi) nên hầu hết các cơ sở nuôi khi thu hoạch xong, tiếp tục cải tạo ao và thả giống mới đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ các nhà máy chế biến xuất khẩu. Từ đầu năm đến nay, giá thành cá tra nguyên liệu dao động ở mức từ 18.000-22.700 đồng/kg. Cụ thể như quí I, giá thành sản xuất dao động từ 23.000-24.500 đồng/kg. Gía bán cá tra nguyên liệu dao động từ 20.000-22.500 đồng (giảm 1.000-2.000 đồng/kg so với các tháng cuối năm 2012), như vậy người nuôi lỗ 2.000-3.000 đồng/kg. Từ cuối quí II đến nay, trừ mọi khoản chi phí, người nuôi lỗ 4.000-5.000 đồng/kg. Nhìn chung, giá cá tra nguyên liệu từ đầu năm đến nay dao động ở mức thấp nên đa số người nuôi đều bị lỗ và gây khó khăn cho người nuôi, doanh nghiệp.

Nhằm giúp người nuôi tiêu thụ sản phầm, ngành nông nghiệp thực hiện vận động xây dựng lại chuỗi liên kết sản xuất cá tra giữa người nuôi và các doanh nghiệp chế biến. Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp (20 doanh nghiệp) có vùng nuôi cá tra khá lớn với tổng diện tích là 665,5ha, chiếm 95% diện tích nuôi cá tra trong tỉnh và có nhà máy chế biến như: Công ty CP XK Vạn Đức; Công ty CP Vĩnh Hoàn; Công ty CPXNK TS CADOVIMEX II; Công ty XNK TS Bến Tre; Công ty Hải Hương; Công ty CP THS An Phú và Công ty CBTP Thương mại Ngọc Hà,... Còn lại, diện tích nuôi của các hộ nhỏ lẻ chỉ 34,5ha, chiếm 5% diện tích nuôi nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc liên kết với nhà máy tiêu thụ nguyên liệu.

Quản lý chất lượng giống, thức ăn, thuốc, chế phẩm sinh học, môi trường, chất lượng sản phẩm cá tra

Năm 2011 và 2012, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp nhận đàn cá tra bố mẹ đã được cải tạo di truyền từ Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II để thay thế. nhân rộng đàn cá bố mẹ trước đây nhằm tạo ra nguồn giống tốt, đảm bảo chất lượng cung ứng cho nghề nuôi cá tra trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Thực hiện kiểm tra và tổ chức lấy mẫu thức ăn, thuốc, chế phẩm sinh học định kỳ và đột xuất để kiểm tra chất lượng sản phẩm phục vụ tốt cho nghề nuôi của tỉnh. Tiến hành thu mẫu đối với các ao nuôi cá tra đã đạt gần kích cỡ thu hoạch để kiểm tra về dư lượng chất độc hại nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm. Vận động tuyên truyền các cơ sở nuôi cá tra thâm canh đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y thủy sản, tổ chức kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y thủy sản. Tạo điều kiện cho các cơ sở nuôi cá tra áp dụng thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP, GlobalGAP, ASC,... ), nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y thủy sản, góp phần bảo vệ môi trường.

Để hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp chế biến và người nuôi cá tra thâm canh trong việc đầu tư phát triển sản xuất, trong 8 tháng đầu năm 2013, các ngân hàng trên địa bàn cho 48 doanh nghiệp và các cơ sở nuôi cá tra vay vốn, trong đó có 17 doanh nghiệp và 31 hộ gia đình. Tổng doanh số cho vay vốn chế biến xuất khẩu cá tra 241 tỷ đồng, nuôi cá tra 29 tỷ đồng. Tổng số dư nợ hiện tại cho vay chế biến cá tra xuất khẩu 112 tỷ đồng, nuôi cá tra 75 tỷ đồng. Ngoài ra, các ngân hàng cũng đã tiến hành rà soát đánh giá, thực hiện gia hạn nợ cho khách hàng 6,3 tỷ đồng.       

Các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất và tiêu thụ cá tra

Các ngân hàng đang thực hiện tháo gỡ khó khăn về điều kiện vay vốn và thủ tục giải ngân; tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở nuôi cá tra tiếp cận được nguồn vốn vay phát triển sản xuất. Vận động các cơ sở sản xuất và kinh doanh cá tra tham gia Hiệp hội Cá tra Việt Nam. Ngành đã đề xuất đến UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng có liên quan và địa phương cùng phối hợp thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn như: thực hiện công tác tuyên truyền và hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân có nuôi cá tra được biết và chủ động áp dụng theo đúng các quy định của Nhà nước về Quy hoạch chi tiết nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh; các kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường; quản lý đất đai và sử dụng đất đúng mục đích trong nuôi trồng thủy sản; các quy định về điều kiện cơ sở, vùng nuôi cá tra thâm canh đảm bảo an toàn thực phẩm; áp dụng quy phạm thực hành Nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP, GlobalGAP, ASC. Có văn bản gửi các doanh nghiệp, cơ sở nuôi cá tra thâm canh thực hiện nghiêm các nội dung như địa điểm xây dựng cơ sở nuôi cá tra thâm canh phải nằm trong vùng quy hoạch chi tiết nuôi cá da trơn. Thả giống nuôi cá tra thâm canh với mật độ thích hợp từ 30 - 40 con/m2 và ổn định diện tích nuôi; cơ sở nuôi cá tra thương phẩm đảm bảo các điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ NN&PTNT; sử dụng các loại thức ăn, thuốc thú y, chế phẩm sinh học, hóa chất nằm trong danh mục được phép lưu hành theo quy định của Bộ NN&PTNT; áp dụng các Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP, Global GAP, ASC. Đến cuối tháng 12-2014, các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải đạt chứng nhận Quy phạm nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP. Các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm hàng năm phải đăng ký diện tích nuôi, sản lượng cá nuôi và thời gian nuôi với Sở NN&PTNT.

Tuy nhiên, đa số các cơ sở sản xuất giống cá tra mới đi vào hoạt động nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, chất lượng giống chưa đảm bảo. Nguồn giống sản xuất trong tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu của người nuôi về số lượng, phần lớn được mua từ các tỉnh lân cận, chất lượng chưa ổn định do chưa kiểm soát được chất lượng cá bố mẹ và quá trình ương dưỡng cá tra giống khi nhập về nuôi tỷ lệ sống thấp và cá chậm lớn, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cho người nuôi. Lượng cá bố mẹ từ nguồn cá tra đã qua chọn lọc của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II cung cấp cho các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng đủ về số lượng, gây khó khăn cho việc nhân rộng, thay thế các đàn cá bố mẹ khác trong thời gian ngắn.  Năm 2013, tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh có ảnh hưởng đến nuôi cá tra thâm canh, tỷ lệ hao hụt khá cao, từ 10 - 15% tại thời điểm độ mặn tăng cao.

Báo Đồng Khởi
Đăng ngày 21/09/2013
NB-HH
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

Làm sao để phân biệt được ốc bươu vàng và ốc bươu đen?

Ốc bươu vàng và ốc bươu đen là hai loài thường xuyên được nhắc tới. Tuy nhiên, đây là hai loại ốc hoàn toàn khác nhau cả về sinh học, tác động đến môi trường và giá trị kinh tế. Việc phân biệt đúng giữa hai loài ốc này là vô cùng quan trọng đối với bà con nông dân, tránh những hậu quả đáng tiếc như thả nhầm ốc bươu vàng vào ao nuôi hoặc ruộng lúa.

Ốc bươu
• 13:36 18/06/2025

Chứng nhận ASC/GlobalGAP cho tôm Việt: Cơ hội vàng để vươn ra thị trường quốc tế

Ngành tôm Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn để khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, và những chứng nhận như ASC (Aquaculture Stewardship Council) và GlobalGAP (Global Good Agricultural Practices) chính là chìa khóa mở cánh cửa này. Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc, chất lượng và tính bền vững của sản phẩm, việc đạt được các tiêu chuẩn quốc tế này không chỉ là một lợi thế cạnh tranh mà còn là yêu cầu tất yếu để tôm Việt vươn tầm.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:37 18/06/2025

Giải mã sự thành công của tôm giống chất lượng cao

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, giống đóng vai trò then chốt quyết định đến năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của cả một vụ nuôi. Không ngẫu nhiên khi những năm gần đây, thuật ngữ "tôm giống chất lượng cao" trở thành từ khóa phổ biến và được nhiều người nuôi tôm lẫn các nhà đầu tư quan tâm. Nhưng điều gì đã làm nên thành công của tôm giống chất lượng cao? Bài viết này sẽ đi sâu phân tích những yếu tố cốt lõi phía sau thành công đó.

tôm giống
• 11:10 18/06/2025

Nuôi cá lăng nha: Lối đi mới đầy triển vọng trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang có xu hướng chuyển dịch sang các loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, thì cá lăng nha – một loài cá da trơn bản địa quý hiếm – đang nổi lên như một đối tượng tiềm năng mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Tại nhiều địa phương như An Giang, Hòa Bình, Sơn La, mô hình nuôi cá lăng nha thương phẩm đang chứng minh được tính khả thi cả về mặt kỹ thuật lẫn thị trường tiêu thụ, mở ra hướng phát triển mới cho người dân ven sông, vùng lòng hồ thủy điện và các trang trại nuôi cá nước ngọt chuyên canh.

Nuôi cá lăng nha
• 11:07 17/06/2025

Làm sao để phân biệt được ốc bươu vàng và ốc bươu đen?

Ốc bươu vàng và ốc bươu đen là hai loài thường xuyên được nhắc tới. Tuy nhiên, đây là hai loại ốc hoàn toàn khác nhau cả về sinh học, tác động đến môi trường và giá trị kinh tế. Việc phân biệt đúng giữa hai loài ốc này là vô cùng quan trọng đối với bà con nông dân, tránh những hậu quả đáng tiếc như thả nhầm ốc bươu vàng vào ao nuôi hoặc ruộng lúa.

Ốc bươu
• 01:19 19/06/2025

Chứng nhận ASC/GlobalGAP cho tôm Việt: Cơ hội vàng để vươn ra thị trường quốc tế

Ngành tôm Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn để khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, và những chứng nhận như ASC (Aquaculture Stewardship Council) và GlobalGAP (Global Good Agricultural Practices) chính là chìa khóa mở cánh cửa này. Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc, chất lượng và tính bền vững của sản phẩm, việc đạt được các tiêu chuẩn quốc tế này không chỉ là một lợi thế cạnh tranh mà còn là yêu cầu tất yếu để tôm Việt vươn tầm.

Nuôi trồng thủy sản
• 01:19 19/06/2025

Sai lầm thường gặp khi xử lý pH ruột tôm

Một trong những chỉ số quan trọng thể hiện tình trạng sức khỏe hệ tiêu hóa là pH ruột tôm. Tuy nhiên, nhiều người nuôi tôm hiện nay vẫn còn gặp phải không ít sai lầm khi xử lý vấn đề này, dẫn đến hậu quả như tôm chậm lớn, kém ăn, thậm chí bùng phát dịch bệnh.

Tôm thẻ
• 01:19 19/06/2025

Giải mã sự thành công của tôm giống chất lượng cao

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, giống đóng vai trò then chốt quyết định đến năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của cả một vụ nuôi. Không ngẫu nhiên khi những năm gần đây, thuật ngữ "tôm giống chất lượng cao" trở thành từ khóa phổ biến và được nhiều người nuôi tôm lẫn các nhà đầu tư quan tâm. Nhưng điều gì đã làm nên thành công của tôm giống chất lượng cao? Bài viết này sẽ đi sâu phân tích những yếu tố cốt lõi phía sau thành công đó.

tôm giống
• 01:19 19/06/2025

Nguy cơ nhiễm khuẩn từ hải sản tươi sống

Hải sản tươi sống từ lâu đã là lựa chọn yêu thích trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao.

Hải sản sống
• 01:19 19/06/2025
Some text some message..