Cần đầu tư nâng cao chất lượng thủy sản xuất khẩu

Giá trị hàng hóa xuất khẩu thủy sản của tỉnh trong năm 2018 tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2017. Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu trên 641 triệu USD, bằng 100% kế hoạch và tăng 14,34% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lĩnh vực xuất khẩu thủy sản phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức và rủi ro cao.

Cần đầu tư nâng cao chất lượng thủy sản xuất khẩu
Chế biến tôm xuất khẩu tại Công ty CP xuất nhập khẩu Giá Rai, Bạc Liêu.

Với thế mạnh trong nuôi trồng thủy sản, năm 2018, toàn tỉnh xuất khẩu thủy sản ước đạt trên 56.612 tấn, bằng 102,72% kế hoạch, tăng 13,40% so với cùng kỳ; trong đó, tôm đông lạnh trên 54.612 tấn.

Sản lượng xuất khẩu thủy sản tăng cao là nhờ các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu tăng cường sản xuất, tăng thêm công suất chế biến để có đủ lượng hàng hóa xuất khẩu, đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn chất lượng của các nước nhập khẩu. Đồng thời duy trì các thị trường truyền thống để tăng kim ngạch xuất khẩu, nhất là các thị trường Nhật Bản, EU, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan...

Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố thuận lợi về nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, xuất khẩu thủy sản trong năm 2018 cũng còn gặp nhiều khó khăn như việc cạnh tranh gay gắt với tôm giá rẻ Ấn Độ, sản lượng tôm sú ngày càng ít, giá cả biến động bất thường… Điều làm cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cảm thấy lo lắng, bất an là luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro trong thanh toán, nhất là tại thị trường Trung Quốc. Bởi, khi tiêu thụ hàng hóa ở thị trường này thường phải xuất khẩu bằng con đường tiểu ngạch, trong khi xuất hàng theo hình thức này doanh nghiệp dễ bị mất tiền khi các doanh nghiệp Trung Quốc cố tình làm khó hoặc chèn ép giá. Thêm vào đó, tình trạng bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu cũng làm cho doanh nghiệp xuất khẩu có nguy cơ bị trả hàng khi không đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm…

Nguyên nhân chính là phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu còn lệ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc nên doanh nghiệp phải chấp nhận “luật chơi” của họ (mà việc mua bán qua con đường tiểu ngạch là một minh chứng). Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc vẫn mua tôm có chích tạp chất nên chưa thể làm cho doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh kiên quyết nói không với nạn bơm chích tạp chất vào tôm …

Để góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và hoàn thành mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2019 đạt 690 triệu USD (tăng 13% so với năm 2018), việc cơ cấu lại sản xuất, ngành hàng và cả thị trường cần được các doanh nghiệp xuất khẩu quan tâm. Đó là tập trung nâng cao chất lượng đầu vào lẫn đầu ra thông qua liên kết sản xuất, mở rộng thị trường và hướng đến sản xuất sạch, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ngành quản lý cần triển khai thực hiện tốt các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa theo hướng bền vững, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu trong tỉnh tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị và mở rộng quy mô sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, tăng giá trị và năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư chế biến xuất khẩu các mặt hàng mới vào các thị trường mới nhằm đa dạng hóa mặt hàng và tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu của tỉnh; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh. Trong đó chú trọng đảm bảo đủ nguồn điện phục vụ sản xuất, kinh doanh; phối hợp thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh; tranh thủ chương trình xúc tiến thương mại quốc gia để hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa. Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi gian lận thương mại, buôn lậu, sản xuất hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hóa vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ đó góp phần giúp thị trường phát triển lành mạnh, cung cầu hàng hóa ổn định, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người sản xuất và người tiêu dùng.

Báo Bạc Liêu
Đăng ngày 08/01/2019
Kim Trung
Chế biến

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 17:01 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 17:01 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:01 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 17:01 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:01 16/04/2024