Cần tuân thủ lịch thời vụ thả nuôi tôm

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đã có khuyến cáo về lịch thời vụ đối với việc nuôi tôm, nhưng thực tế nhiều hộ nuôi vẫn không tuân thủ.

đìa tôm mới thả
Ông Nguyễn Thanh Long chăm sóc đìa tôm mới thả nuôi

Theo ông Lê Tấn Bản - Giám đốc Sở NN-PTNT, để giảm thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh cũng như đảm bảo kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2016, ngay từ đầu năm, sở đã có hướng dẫn lịch thời vụ nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh. Theo đó, đối với tôm sú, chỉ nên nuôi 1 vụ trong năm, thời gian bắt đầu thả giống từ tháng 3 đến tháng 7-2016; đối với tôm thẻ chân trắng thả giống từ tháng 2 đến hết tháng 9. Trong quá trình nuôi, người dân cần tuân thủ các khuyến cáo về lịch thời vụ, nhất là lịch thả giống đã được hướng dẫn để tránh thiệt hại do thiên tai.

Tuy vậy, vụ đông năm nay, nhiều hộ tại các địa phương ven biển trên địa bàn tỉnh vẫn tiếp tục thả giống để nuôi. Ông Nguyễn Thanh Long (hộ nuôi tôm ở vùng đìa Hà Liên, phường Ninh Hà, thị xã Ninh Hòa) bày tỏ: “Năm nay nuôi tôm rất khó, 2 vụ nuôi chính, gia đình tôi thua lỗ mỗi vụ hơn 50 triệu đồng nên tôi vẫn thả nuôi tiếp để mong có lãi dù ngoài lịch thả tôm. Cách đây hơn 2 tuần, tôi đã thả nuôi 10 vạn con tôm giống. Những ngày qua, nghe dự báo thời tiết bão liên tục xuất hiện, tôi đứng ngồi không yên”. Ông Trần Văn Âu Lý (tổ dân phố Tân Tế, phường Ninh Hà) cho biết: “Những năm trước, mùa mưa bão không có nhiều hộ thả nuôi. Những hộ thả nuôi chỉ với số lượng ít nên thiệt hại không đáng kể. Năm nay, do 2 vụ nuôi chính đều thất bại (tôm chết vì thời tiết nắng nóng và bệnh) nên chúng tôi thả nuôi tiếp mong gỡ gạc chút ít để có tiền trả nợ và tiêu tết”.

Theo ông Đặng Cửu - Trưởng phòng Kinh tế thị xã Ninh Hòa, trên địa bàn có 1.900ha nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ (chủ yếu là nuôi tôm). Các vụ nuôi tôm chính vụ năm nay, do ảnh hưởng của thời tiết nên hàng trăm hec-ta ao đìa phải bỏ trống. Bước vào mùa mưa bão năm nay, các địa phương ven biển đã tăng cường phổ biến, khuyến cáo người dân tuân thủ tuyệt đối lịch thời vụ, phần lớn các hộ đều đã ngưng thả giống, tuy nhiên vẫn còn một số hộ thả nuôi với mật độ thấp, ít đầu tư, nuôi theo kiểu cầu may.

Nông dân ở các địa phương ven biển Cam Lâm cũng thả nuôi tôm ngoài lịch thời vụ. Nhiều ao đìa mới được người dân thả giống trong khoảng 15-20 ngày nay, với mật độ thưa. Theo ông Nguyễn Ta - Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng NN-PTNT huyện Cam Lâm, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của địa phương khoảng 377ha, trong đó có 210ha tôm (chủ yếu là tôm thẻ chân trắng). Thời gian qua, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện gặp khó khăn. Lịch thả nuôi tôm nước lợ đã kết thúc từ cuối tháng 9, tuy ngành chức năng đã nhiều lần khuyến cáo, nhắc nhở người dân phải tuân thủ nghiêm ngặt nhưng thực tế vẫn có một số hộ thả nuôi.

Theo ông Võ Khắc Én - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh, hiện nay, Khánh Hòa có 5 vùng nuôi chính là: huyện Vạn Ninh, thị xã Ninh Hòa, TP. Nha Trang, huyện Cam Lâm và TP. Cam Ranh với tổng diện tích khoảng 4.000ha, trong đó tôm nước lợ vẫn là đối tượng nuôi chủ lực. Những năm trước, việc người dân không tuân thủ lịch thời vụ, thả nuôi khi thời tiết mưa bão đã bị thiệt hại nặng. Mùa mưa bão năm nay diễn biến phức tạp, để tránh thiệt hại, người dân cần chăm sóc tốt những diện tích đã thả nuôi, thu hoạch ngay khi thời tiết bất lợi. Trong quá trình nuôi cần thường xuyên kiểm tra để có biện pháp xử lý kịp thời; theo dõi, cập nhật dự báo thời tiết để có biện pháp thu hoạch trước khi lũ lụt xảy ra. Để hạn chế hiện tượng giảm độ mặn đột ngột trong ao nuôi tôm, người nuôi cần có kế hoạch điều tiết nước. Đặc biệt, người nuôi không nên tiếp tục thả giống nuôi tôm trong mùa mưa bão…

Báo Khánh Hòa
Đăng ngày 24/10/2016
Hải Lăng
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Ảnh hưởng tiêu cực từ nước xả thải ao tôm

Việc quản lý và xử lý chất thải, xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản cũng cần được chú trọng. Các vật tư hóa chất, chế phẩm sinh học được sử dụng trong các mô hình canh tác ở các vùng kinh tế đáp ứng tiêu chuẩn môi trường và hạn chế dịch bệnh nuôi trồng thủy sản lây nhiễm để phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản.

Nước ao tôm
• 08:00 02/05/2024

Quản lý tốt ao nuôi khi có mưa bất ngờ vào mùa nắng

Giai đoạn giao mùa nắng và mưa, sẽ xuất hiện những cơn mưa đầu mùa bất thường đang gây ra sự biến đổi đột ngột trong môi trường ao nuôi tôm. Sau cơn mưa đó là nắng nóng gay gắt, làm giảm sức đề kháng của tôm và tăng nguy cơ bùng phát bệnh.

Ao nuôi
• 08:00 02/05/2024

Hiểu rõ lợi ích của Edta trong nuôi tôm

Khi thảo luận về việc hiểu rõ lợi ích của Edta trong nuôi tôm, không thể phủ nhận vai trò quan trọng mà chất này mang lại trong quá trình chăm sóc và duy trì môi trường sống cho tôm.

Ao tôm
• 08:00 01/05/2024

Chủ động bảo vệ thủy sản nuôi trong mùa nắng nóng

Nhiệt độ nước là một trong những thông số quan trọng trong quản lý chất lượng môi trường nuôi, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của động vật thủy sản. Hiện nay, trên địa bàn các tỉnh miền Trung, thời tiết nắng nóng kéo dàu, nhiệt độ phổ biến 37 – 39 độ C, có nơi trên 40 độ C.

Ao tôm
• 08:00 30/04/2024

Xem giá thủy sản ở đâu trên ứng dụng Farmext ?

Farmext tự hào là ứng dụng cung cấp giá thủy sản nhanh chóng và chính xác hàng đầu hiện nay, được tin dùng bởi đông đảo người nuôi trồng và kinh doanh thủy sản tại Việt Nam. Để bà con có thể dễ dàng xem giá thủy sản tại ứng dụng, chúng tôi xin được trình bày từng bước trong nội dung bài biết dưới đây.

Giá thủy sản
• 06:21 03/05/2024

Sò tai tượng: Kho báu nơi đại dương

Sò tai tượng được biết đến là động vật thân mềm có kích thước lớn nhất. Không chỉ có kích thước khủng, chúng còn mang lại rất nhiều giá trị về kinh tế và thẩm mỹ.

Sò tai tượng
• 06:21 03/05/2024

Tăng cường an ninh lượng thực toàn cầu bằng chỉnh sửa gen

Chỉnh sửa bộ gen đối tượng thủy sản đã được các nhà khoa trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản quan tâm và công nghệ này là tiềm năng to lớn để nâng cao khả năng quản lý môi trường, năng suất và khả năng kháng bệnh của ngành.

Biến đổi gen
• 06:21 03/05/2024

Quản lý tốt ao nuôi khi có mưa bất ngờ vào mùa nắng

Giai đoạn giao mùa nắng và mưa, sẽ xuất hiện những cơn mưa đầu mùa bất thường đang gây ra sự biến đổi đột ngột trong môi trường ao nuôi tôm. Sau cơn mưa đó là nắng nóng gay gắt, làm giảm sức đề kháng của tôm và tăng nguy cơ bùng phát bệnh.

Ao nuôi
• 06:21 03/05/2024

Ảnh hưởng tiêu cực từ nước xả thải ao tôm

Việc quản lý và xử lý chất thải, xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản cũng cần được chú trọng. Các vật tư hóa chất, chế phẩm sinh học được sử dụng trong các mô hình canh tác ở các vùng kinh tế đáp ứng tiêu chuẩn môi trường và hạn chế dịch bệnh nuôi trồng thủy sản lây nhiễm để phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản.

Nước ao tôm
• 06:21 03/05/2024