Cảnh báo môi trường nuôi thủy sản Phú Yên

Theo dự báo thời tiết trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Phú Yên sẽ có nắng nóng và những cơn mưa vào chiều tối có thể gây ra những biến đổi xấu đối với môi trường nuôi thủy sản, nhất là đối với nuôi tôm nước lợ và tôm hùm.

Cảnh báo môi trường nuôi thủy sản Phú Yên
Môi trường nước trong thời gian tới sẽ bất lợi nên người nuôi lưu ý.

Theo Trung tâm Quan trắc Môi trường và Bệnh thủy sản miền Trung, thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản III, kết quả quan trắc, cảnh báo môi trường vùng nuôi và sản xuất giống tôm nước lợ, nuôi tôm hùm và cá biển tại Phú Yên, thời gian quan trắc từ ngày 22-23/8 cho thấy: Một số yếu tố môi trường (vibrio, oxy hòa tan) có biến động bất lợi đối với thủy sản nuôi.

Cụ thể, mật độ vi khuẩn vibrio tổng số vượt ngưỡng cho phép tại 3 điểm quan trắc ở đầm Cù Mông. Trong đó, mật độ vibrio tại Vịnh Hòa (cửa đầm Cù Mông) là 1,3 x 103 cfu/ml, Cầu Bình Phú (giữa đầm) là 2,2 x 103 cfu/ml và thôn 1, xã Xuân Hải (cuối đầm) là 1,4x103 cfu/ml.

Hàm lượng oxy hòa tan (DO) tại hầu hết các điểm đều quan trắc đều có xu hướng giảm so với thời kỳ đầu tháng 8/2019, dao động từ dao động từ 4,42-5,70 mg/l. Trong đó, điểm quan trắc tại thôn 1, xã Xuân Hải (điểm cuối đầm Cù Mông) có hàm lượng DO là 4,42 mg/l, thấp hơn so với QCVN 10-MT: 2015/BTNMT đối với vùng nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh (DO>5,0 mg/l).

Trong khi theo dự báo thời tiết trong thời gian tới sẽ có nắng nóng và những cơn mưa vào chiều tối có thể gây ra những biến đổi xấu đối với môi trường nuôi thủy sản, nhất là đối với nuôi tôm nước lợ và tôm hùm. Do đó, Trung tâm Quan trắc Môi trường và Bệnh thủy sản miền Trung khuyến cáo, người nuôi cần áp dụng các biện pháp sau để chủ động quản lý môi trường và phòng bệnh cho thủy sản.

Cụ thể, đối với người nuôi tôm nước lợ cần lấy nước vào ao chứa lắng, khử trùng loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh trước khi sử dụng, nhất là tại các khu vực nước cấp có mật độ vibrio tổng số vượt ngưỡng. Duy trì mực nước ao nuôi ít nhất 1,5 m để hạn chế những biến động môi trường bất lợi do nắng nóng gây ra (nhất là hàm lượng oxy thường dao động lớn trong ngày và đêm, hoặc khi thời tiết oi bức thường dẫn tới hiện tượng thiếu oxy cục bộ).

Tăng cường kiểm tra oxy (nhất là về ban đêm), tăng cường chạy máy quạt nước, sục khí để tránh thiếu oxy và phân tầng oxy và nhiệt độ trong ao nuôi. Nên bón vôi xung quanh bờ ao khi có mưa lớn nhằm hạn chế hiện tượng giảm đột ngột pH và độ kiềm, gây sốc môi trường tôm nuôi.

Bên cạnh đó, các hộ nuôi cần cho tôm ăn đúng khẩu phần không nên để dư thừa thức ăn sẽ làm ô nhiễm môi trường ao nuôi, thực hiện tốt các biện pháp quản lý ao nuôi. Đồng thời, theo dõi sức khỏe tôm nuôi bằng cách quan sát phản ứng, màu sắc, đường ruột, gan tụy và phân tôm hàng ngày cùng với việc kiểm tra sàng ăn để có biện pháp xử lý kịp thời. Bổ sung vitamin và khoáng chất vào thức ăn nhằm tăng cường sức đề kháng chủ động phòng bệnh cho tôm nuôi.

Đối với nuôi tôm hùm và cá biển, người nuôi nên duy trì lồng nuôi tại tầng giữa hoặc gần tầng mặt để tránh thiếu oxy cục bộ cho tôm nuôi; thường xuyên vệ sinh lồng nuôi, san thưa mật độ nuôi. Bổ sung các chế phẩm sinh học, vitamin và khoáng chất nhằm cải thiện sức khỏe cho vật nuôi trong điều kiện thời tiết bất lợi.

Lưu ý, người nuôi cần thu gom vỏ tôm lột, vỏ nhuyễn thể làm thức ăn cho tôm hùm, các bao đựng thức ăn, chất thải sinh hoạt đưa vào đất liền xử lý theo đúng qui định nhằm phòng ngừa ô nhiễm môi trường vùng nuôi.

NNVN
Đăng ngày 29/08/2019
Kim Sơ
Môi trường

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 14:16 25/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 11:28 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:11 23/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 02:12 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 02:12 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 02:12 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 02:12 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 02:12 26/04/2024