Cào cát bắt ngao: Trần gian có một thứ nghề

Không mất nhiều chi phí, người làm nghề bắt ngao biển ở huyện Hải Hậu (Nam Định) chỉ cần tìm khu vực ven biển có ngao sinh sống, sau đó dùng chiếc cào tre bên dưới có gắn móc sắt nạo xuống lớp cát biển, nơi có ngao đang trú ngụ là có thể bắt được chúng.

Cào cát bắt ngao: Trần gian có một thứ nghề
Công cụ bắt ngao biển của ngư dân ven biển huyện Hải Hậu

Mới tờ mờ sáng, nhiều người đàn ông ở xã Hải Triều (Hải Hậu- Nam Định) đã í ới gọi nhau ra cửa biển. Bãi bồi chạy dọc theo chân đê biển nơi đây là nơi con ngao sinh sống và cũng là nguồn lợi nuôi sống nhiều hộ dân nơi đây.

Công việc này phụ thuộc theo thủy triều và diễn ra hầu như quanh năm, đây cũng là nghề chính mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình ở huyện Hải Hậu. Theo tìm hiểu của phóng viên Dân Việt, nhờ làm nghề này mà nhiều “thợ săn” ngao chuyên nghiệp ở huyện miền biển Hải Hậu đã có thu nhập lên đến vài trăm ngàn đồng/ngày.

Theo những gười dân ở đây cho hay, cồn cát ven biển của huyện Hải Hậu rất nhiều ngao và không bao giờ hết ngao. Vì thủy triều lên kéo theo những con ngao từ ngoài biển vào. Nước rút đi, chúng lại lặn sâu dưới cát, con người muốn hưởng lộc biển thì phải chịu đổ mồ hôi nạo xuống lớp cát để bắt chúng.

Là một “thợ” bắt ngao chuyên nghiệp ở huyện Hải Hậu, ông Nguyễn Văn Minh (62 tuổi) ở xã Hải Triều (Hải Hậu) đã hơn 10 năm gắn bó với cái nghề độc đáo này. Đặt cây nạo xuống bãi cát, ông Minh buộc sợi dây cước ở giữa thân nạo vào bụng để có sức kéo rồi kéo lê trên mặt cát.


Trung bình mỗi người có thể bắt được từ 5 đến 10kg ngao to nhỏ, được bán với giá dao động từ 25-60 ngàn đồng/1kg

Vừa nạo ngao ông Minh cho hay, nghề bắt ngao này là nghề truyển thống có từ lâu đời rồi, nghề này tuy hơi vất vả nhưng thu nhập cũng khá cao, nhờ đó mà có đồng ra đồng vào để trang trải cho cuộc sống hàng ngày.

“Những năm trước ngao nhiều, giá rẻ nên làm nghề này cũng không ăn thua mấy. Nhưng thời gian gần đây, ngao bắt ở tự nhiên được thị trường ưa chuộng hơn nên có giá khá cao, vì vậy làm nghề này cũng cho thu nhập cũng khá. Đi làm mà tiết kiệm thì cũng chẳng thua kém nghề nào, nhưng phải chịu ướt át, vất vả một tý”, lão nông nói.


​Ngao biển được thị trường ưa chuộng hơn nên có giá cao hơn so với ngao nuôi​.

Chia sẻ với PV, anh Trần Văn Hoàn (35 tuổi) ở xã Hải Triều cho biết, ngao chúng sống nhiều ở dưới các bãi cát ven biển nên muốn bắt chúng còn tùy thuộc vào thủy triều. Để hành nghề, người dân chỉ cần bỏ một ít tiền mua một chiếc cào tre là có thể hành nghề và kiếm ăn được rồi.


​Nghề bắt ngao biển đem lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân nơi đây​.

“Mấy năm nay, ngao biển được giá, lại có thương lái đến tận nhà thu mua, nên không lo đầu. Trung bình mỗi ngày tôi bắt được hơn chục kg cả to lẫn nhỏ, loại nhỏ thì bán với giá từ 20.000-25.000 đồng/1kg, còn loại to thì bán với giá từ 50.000-60.000 đồng/kg. Tính ra thì mỗi ngày được vài trăm ngàn, có tiền nuôi các cháu ăn học” – anh Hoàn vui vẻ cho biết thêm.

Báo Dân Việt
Đăng ngày 11/06/2018
Phạm Anh
Đánh bắt

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 19:34 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 19:34 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:34 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 19:34 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:34 16/04/2024