Chàng trai 8X nuôi ếch Thái Lan thu hàng trăm triệu đồng/năm

Nhờ lựa chọn lập nghiệp bằng mô hình nuôi ếch Thái Lan, chàng trai Nguyễn Văn Quyền, xóm 9, xã Thượng Kiệm, huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm,

Chàng trai 8X nuôi ếch Thái Lan thu hàng trăm triệu đồng/năm
Bể nuôi ếch Thái Lan của gia đình anh Nguyễn Văn Quyền tại xóm 9, xã Thượng Kiệm, huyện Kim Sơn.

Từ thành phố Ninh Bình, chúng tôi chạy dọc Quốc lộ 10 về huyện Kim Sơn rồi men theo con đường đê bên bờ sông Đáy để tới xóm 9, xã Thượng Kiệm. Không khó để hỏi thăm tới nhà anh Nguyễn Văn Quyền, người thanh niên sinh năm 1981 khá nổi tiếng trong vùng bởi mô hình phát triển kinh tế độc đáo, đó là nuôi ếch Thái Lan.

Đón chúng tôi bằng nụ cười, anh Quyền dẫn ngay chúng tôi đi thăm bể nuôi ếch đặt ngay trong khuôn viên gia đình. Bể nuôi được xây dựng kiên cố, bên trên phủ những tấm lưới đen để hạn chế ánh sáng và giữ nhiệt. Phía bên trong bể là hàng chục chiếc lồng nuôi bằng lưới được quây kín, phía dưới mực nước khoảng 30 phân. 

Anh Quyền cho biết, đáy lồng nuôi không chạm đáy bể, mà giữ lơ lửng sao cho mực nước phù hợp để con ếch sinh sống và phát triển. Miệt mài kể cho chúng tôi nghe về những đặc tính của con ếch Thái Lan, cách cho ăn rồi đến những căn bệnh cần phòng ngừa, khuôn mặt anh Quyền ánh lên vẻ tự hào.

Về lý do bén duyên với con ếch Thái Lan, anh Quyền kể lại: Thời gian trước, tôi bôn ba từ Bắc chí Nam để mưu sinh. Dẫu đã lập gia đình nhưng do công việc, tôi phải xa nhà để làm trong một xưởng gỗ ở miền Nam. Đến khi sinh con thứ 2, tôi quyết định trở về quê hương lập nghiệp để có thể ở gần, chăm sóc tốt hơn cho gia đình nhỏ của mình. 

Qua tìm hiểu trên mạng internet, tôi chọn nuôi giống ếch Thái Lan làm hướng phát triển kinh tế bởi chi phí đầu tư thấp lại ít rủi ro. Anh Quyền giải thích thêm, giống ếch có tỷ lệ sống cao, ít nhiễm bệnh, hơn thế giá bán khá ổn định, không biến động như các loại con nuôi khác. Khi chọn được hướng làm kinh tế, anh Quyền bắt tay ngay vào làm. Đó là những ngày đầu năm 2013, anh đi khắp nơi để học hỏi kinh nghiệm nuôi giống ếch Thái Lan và cũng để tìm mua được con giống khỏe mạnh. 

Khởi nghiệp với 5 lồng nuôi ếch, diện tích mỗi lồng khoảng 15m2, anh nuôi thả 5.000 con giống. Sau gần 3 tháng chăm sóc, lứa ếch đầu tiên xuất bán được trên 1 tấn, thu lãi gần 20 triệu đồng. Nhận thấy nhu cầu thị trường lớn, lợi nhuận cao nên anh càng vững tâm hơn về hướng phát triển kinh tế này.

Sau gần 6 năm cần cù lao động, đến nay quy mô bể nuôi ếch của anh Quyền đã được mở rộng. Khu đất của gia đình anh hiện có bể nuôi rộng khoảng 200m2, chứa 13 lồng nuôi ếch, anh còn tận dụng mương nước để đặt thêm một số lồng nuôi ếch phía bên ngoài. 

Anh cho biết: Khởi đầu từ việc nuôi ếch lấy thịt, đến nay tôi đã ương nuôi cả con giống để cung cấp cho các hộ nuôi trong huyện và các tỉnh lân cận. Mỗi năm, tôi xuất bán khoảng 20 vạn con, trong đó khoảng 10 vạn ếch giống và 18 tấn ếch thịt. Giá bán ếch giống là 1 nghìn đồng/con, ếch thịt là 47 nghìn đồng/kg. Sau khi trừ hết các chi phí, tôi thu lãi ít nhất là 200 triệu đồng. 

Được biết, giống ếch Thái Lan có mùa sinh sản dài khoảng 6 tháng, từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm. Sau đó, các cặp ếch bố mẹ sẽ ngủ đông, nghỉ ngơi để chuẩn bị cho mùa sinh sản vào năm sau đó. Còn về ếch giống, sau khi chăm sóc khoảng 3 tháng sẽ có trọng lượng từ 2,5 lạng đến 3,5 lạng, là đã có thể xuất bán. 

Anh Quyền cho biết, ếch thịt hiện đang được thương lái thu mua rất sát sao, chỉ cần một cuộc điện thoại là có người đến tận nhà để chở đi. Đa phần ếch thịt được chuyển lên Hà Nội để tiêu thụ, được chế biến thành các món ăn bổ dưỡng được các thực khách ưa chuộng.

Khi chúng tôi hỏi về bí quyết nuôi, anh Quyền chia sẻ, nuôi ếch Thái Lan không khó, nhưng đòi hỏi người nuôi phải thật sự tỉ mỉ, quan tâm và chăm lo cho chúng. Yếu tố tiên quyết chính là nước trong bể nuôi. Nguồn nước phải đảm bảo, trước khi đưa vào bể nuôi phải được xử lý bằng dung dịch thuốc tím nhằm diệt vi khuẩn gây bệnh. 

Đồng thời thường xuyên thay nước trong bể để ếch sinh trưởng và phát triển tốt, tránh dịch bệnh. Mật độ nuôi cũng là điều người nuôi phải lưu ý. Để ếch sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, tốt nhất nên giữ mật độ 80 con/m2. Về đặc tính sinh học, giống ếch nuôi hay bị chướng bụng, vì thế trong quá trình nuôi phải luôn quan sát, nếu thấy ếch có biểu hiện bị bệnh phải chữa trị kịp thời bằng cách trộn lẫn thuốc kháng sinh hoặc tỏi xay vào thức ăn. Thức ăn khi nuôi ếch là cám viên dạng nổi dành cho con nuôi thủy sản, rất dễ tìm mua.

Có thể thấy, nuôi ếch Thái Lan đem lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định hơn so với các con nuôi khác. Từ sự thành công trong nuôi ếch Thái Lan của anh Nguyễn Văn Quyền, hy vọng rằng đây có thể sẽ là ý tưởng để phát triển kinh tế hiệu quả cho người nông dân trong tỉnh.

Báo Ninh Bình
Đăng ngày 24/07/2019
Thái Học
Nuôi trồng

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 16:22 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 16:22 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 16:22 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 16:22 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 16:22 26/11/2024
Some text some message..