Cháy rừng có tác động đến hệ sinh thái cửa sông?

Các nhà nghiên cứu Úc đã tìm hiểu tác động của cháy rừng đối với các cửa sông ở bang lớn nhất của Úc, phát hiện ra rằng các đám cháy có thể làm tăng tải các chất ô nhiễm có nguồn gốc từ lửa và gây những ảnh hưởng sâu sắc đến môi trường.

Toàn cảnh của cháy rừng
Cháy rừng ở Úc còn được gọi là “Mùa hè đen 2019 – 2020”. Ảnh: numerama.com

Hậu quả cháy rừng gây ra 

Các cửa sông (nơi sông gặp biển) là một trong số những môi trường sống có giá trị nhất trên Trái Đất. Ngoài là những nơi sản xuất và đa dạng về mặt sinh học, chúng là nơi tập trung các cảng biển và sở hữu một phần dân số thế giới đáng kể. Các đám cháy lớn, chẳng hạn như sự việc cháy rừng ở Úc còn được gọi là “Mùa hè đen 2019 – 2020” - là mối đe dọa mới đối với các hệ sinh thái cửa sông và ven biển. 

Phát hiện của các nhà nghiên cứu đã thúc đẩy một lời kêu gọi về sự ưu tiên bảo vệ thảm thực vật ven sông trong các kế hoạch quản lý và đề phòng cháy rừng. Các kế hoạch này được đưa ra nhằm mục đích bảo vệ môi trường và điều tiết các nguồn tài nguyên, chẳng hạn như đất, nước và các sinh vật thủy sinh từ toàn bộ lưu vực (từ phụ lưu đến cửa sông). 

Sau đám cháy “Mùa hè đen”, nhóm nghiên cứu đã đo lường sự gia tăng nhanh chóng nồng độ chất dinh dưỡng, kim loại và carbon gây cháy (carbon hình thành do cháy) ở các khu vực gần bờ và phát hiện rằng điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động, sự sinh tồn và sinh sản của các loài vật sống ở cửa sông.

Thiệt hại từ cháy rừngThiệt hại nặng nề từ cháy rừng đã thiêu rụi hơn 80.000ha. Ảnh: The Guardian

Ở một số lưu vực, hơn 90% thảm thực vật đã bị đốt cháy, đám cháy lan đến mép nước, dẫn đến một lượng lớn ô nhiễm dưới dạng trầm tích, kim loại và chất dinh dưỡng xâm nhập vào nguồn nước. Theo nghiên cứu, vật liệu từ đám cháy “Mùa hè Đen” có chứa dấu vết của kim loại bao gồm đồng và kẽm và các chất dinh dưỡng như nitơ, phốt pho chìm xuống trầm tích cửa sông.   

Nếu lưu lượng nước chảy thấp các trầm tích này có thể tạo điều kiện cho vi tảo sinh sản theo cấp số nhân, dẫn đến tình trạng nở hoa các sinh vật phù du làm cạn kiệt nguồn cung cấp oxy và giết chết cá, gây ra hiệu ứng domino (là một phản ứng chuỗi xảy ra khi một thay đổi nhỏ tại điểm gốc của hệ có thể gây ra những thay đổi tương tự tại các điểm lân cận) lên toàn bộ hệ sinh thái. 

Tiến trình nghiên cứu 

Với những dự báo về khí hậu hiện tại cho thấy những đám cháy lớn như “Mùa hè đen” sẽ xảy ra thường xuyên hơn ở Úc và trên toàn thế giới, các chính phủ phải đưa các hệ sinh thái quan trọng ở cửa sông vào những kế hoạch phòng chống và quản lý hỏa hoạn của họ. 

Rạn san hôCác nhà khoa học nghiên cứu bảo tồn rạn san hô Great Barrier. Ảnh: nhandan.epicdn.me

Các nhà khoa học cho rằng nên duy trì các vùng đệm thảm thực vật tự nhiên để ngăn chặn đám cháy đến rìa cửa sông, qua đó họ cũng có sự đánh giá về độc tố sinh thái đối với tác động của cháy rừng ở các khu vực cửa sông. Bên cạnh đó, cơn mưa sau các đám cháy rừng tạo thành các dòng chảy cũng góp phần gây ảnh hưởng. 

Để điều tra các tác động tiềm tàng của cháy rừng đối, các nhà nghiên cứu đã quyết định tập trung vào vùng đáy cát mềm của các cửa sông vì môi trường sống này là nguồn cung cấp các nguyên tố quan trọng và đóng một vai trò không thể thiếu trong các chu trình sinh địa hóa toàn cầu, đồng thời hỗ trợ và duy trì đa dạng sinh học. 

Họ tiến hành phân tích các lớp trầm tích để kiểm tra sự thay đổi nồng độ dinh dưỡng, hàm lượng phù sa trầm tích, kim loại và các dạng carbon khác nhau, bao gồm carbon gây cháy (hình thành do hỏa hoạn) để liên kết đến sự thay đổi nồng độ carbon khi có đám cháy xảy ra. 

Các cửa sông được phân loại theo phần trăm thảm thực vật lưu vực bị cháy và khoảng cách từ nơi bị cháy đến khu vực đường thủy. Ở những cửa sông có tỷ lệ lưu vực bị cháy lớn và những nơi có đường tàu bè qua lại, nồng độ các dạng cacbon, chất dinh dưỡng, kim loại và hàm lượng phù sa có phần tăng lên đáng kể. Mặc dù không có thay đổi đáng kể nào được phát hiện ở các cửa sông chưa bị cháy hoặc những cửa sông giữ lại vùng đệm.

Đăng ngày 17/10/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Khoa học

Liệu công nghệ có thật sự cần thiết trong thủy sản

Công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi tôm hiện nay, đặc biệt là đối với các mô hình nuôi thâm canh và siêu thâm canh. Nếu áp dụng công nghệ tiên tiến mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.

Ao nuôi công nghê
• 10:05 22/04/2024

Các công nghệ đếm con giống hiệu quả bạn nên biết

Trong ngành nuôi tôm, việc đếm số lượng tôm giống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự thiếu sót hoặc dư thừa đều có thể gây tổn thất kinh tế đối với cả người bán và người mua. Cũng như điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sản xuất trong tương lai.

Đếm con giống
• 08:00 15/04/2024

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn cái

Trong ngành nuôi tôm hiện đại, việc tối ưu hóa quy trình nuôi trồng không chỉ là một mục tiêu mà còn là một thách thức. Trong số các mô hình nuôi phổ biến, mô hình nuôi tôm toàn cái đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu và nhà nuôi.

Tôm càng xanh
• 09:55 11/04/2024

Môi trường dinh dưỡng và chu kỳ chiếu sáng đến sự phát triển của tảo

Tảo là nguồn thức ăn tự nhiên không thể thiếu trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của động vật thân mềm hai mảnh vỏ, giai đoạn ấu trùng của một số loài giáp xác và cá. Đồng thời chúng còn là nguồn thức ăn của động vật phù du, những đối tượng này lại được sử dụng làm thức ăn cho giai đoạn ấu trùng của giáp xác và cá.

Nuôi tảo
• 10:43 05/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 12:04 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:04 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 12:04 25/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 12:04 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 12:04 25/04/2024