Chi phí cao, an ninh kém đe doạ ngành tôm Ecuador năm 2023

Chính sách hỗ trợ giá năng lượng không còn có hiệu lực, trong khi đó giá thức ăn chăn nuôi tăng, nạn cướp bóc và những vấn đề khác liên quan đến chuỗi cung ứng tôm của Ecuador có thể là những vấn đề lớn trong năm nay.

Tôm thẻ
Trong tương lai của ngành tôm Ecuador đến năm 2023 là mối quan tâm lớn. Ảnh: thuysanvietnam.com.vn

Theo Undercurrent News, Phòng nuôi trồng Thuỷ sản Quốc gia Ecuador (CNA) cho biết hiệu quả hoạt động trong tương lai của ngành tôm Ecuador đến năm 2023 là mối quan tâm lớn.

Chính sách hỗ trợ giá năng lượng không còn có hiệu lực, trong khi đó giá thức ăn chăn nuôi tăng, nạn cướp bóc và những vấn đề khác liên quan đến chuỗi cung ứng tôm có thể là những vấn đề lớn trong năm nay.

“Những điều trên đã khiến chi phí nuôi tôm năm 2022 tăng thêm 24% so với năm 2021, do đó sản phẩm tôm của Ecuador trở nên kém cạnh tranh hơn”, CNA cho biết. 

Theo ông Antonio Camposano, Giám đốc của CNA, số liệu sản lượng và xuất khẩu tôm trong năm 2022 chưa phản ánh đầy đủ thực tế khó khăn mà ngành công nghiệp này đang phải đối mặt. 

2022 là năm khó khăn nhất mà ngành tôm phải đối mặt với mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày một gay gắt, đồng USD tăng giá, chi phí nuôi tăng cao và tình hình an ninh không được đảm bảo. Do đó, ông cho cho rằng số liệu xuất khẩu chưa phản ánh đầy đủ thực tế. 

Giá nguyên liệu thô đầu vào sản xuất thức ăn nuôi tôm tăng đáng kể trong đó giá lúa mì tăng 71%, đậu tương tăng 45%, dầu cá tăng 105% so với năm 2019 - thời điểm trước khi xảy ra đại dịch COVID-19.

Ngành tôm Ecuador đang phải chịu mức phí cho đảm bảo an ninh lên đến 80 triệu USD/năm.

Tôm thẻTôm là loài thủy sản được giao dịch nhiều trên thế giới. Ảnh: Hội nghề cá Việt Nam

CNA cho biết: “Những chi phí này bao gồm việc thuê nhân viên bảo vệ của các công ty tư nhân, ký hợp đồng với các dịch vụ giám sát bằng video cũng như mua thêm các hệ thống theo dõi và liên lạc. Đây là những thứ không thể thiếu do ngày càng có nhiều vụ cướp và tấn công diễn ra hàng ngày”.

Theo thống kê từ ban giám đốc an ninh của CNA, số lượng vụ cướp tôm trong năm 2022 tăng 300% so với năm 2021. Cùng với đó, số lượng vụ cướp thức ăn nuôi tôm cũng tăng 200% và số người thương nặng tăng 250%. 

Trước tình hình này, ngành đã yêu cầu chính phủ thực hiện một số biện pháp khẩn cấp nhằm khác phục các điểm hạn chế, trong đó có chương trình hoàn trả thuế. Điều này cho phép hoàn trả toàn bộ hoặc một phần thuế quan đã trả đối với nguyên liệu thô nhập khẩu được sử dụng sản xuất hàng hoá xuất khẩu. 

“Điều này sẽ giảm bớt một phần các vấn đề nêu trên, trong đó chúng ta cũng cần cộng thêm phần mất giá của đồng tiền ở các quốc gia khác chẳng  hạn như đồng euro khi có lúc ngang bằng với đồng USD trong năm 2022. Điều tương tự cũng đã từng xảy ra với đồng nhân dân tệ của Trung, một trong 3 thị trường chính của xuất khẩu tôm Ecuador”, CNA cho biết.

Tôm là mặt hàng xuất khẩu phi dầu mỏ đầu tiên của Ecuador tạo ra gần 290.000 việc làm trực tiếp và gián tiếp. Tuy nhiên, ông Julio Jose Prado, Bộ trưởng Sản xuất, Ngoại thương, Đầu tư và Thuỷ sản Ecuador cho biết hiện vẫn chưa có hành động cụ thể nào để gia tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm này

“Ngược lại, chi phí của ngành ở mức cao do thiếu những chính sách ưu đãi, ngoài ra ngành còn chịu tác động của các yếu tố bên ngoài như giá cả trên thị trường quốc tế”, ông nói. 

Trong khi đó, đối thủ trực tiếp của Ecuador là Ấn Độ, Việt Nam có nhiều lợi thế hơn so với quốc gia Mỹ Latin như lương lao động thấp, chi phí đầu vào rẻ.

VietNam Biz
Đăng ngày 28/02/2023
H.Mĩ
Thế giới
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Loài thủy sản Việt Nam đã "bơi" đến 92 nước đang chờ sự tiếp sức từ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng

Nhiều doanh nghiệp và bà con trong ngành chế biến, xuất khẩu tôm đang rất chờ đợi sự tiếp sức từ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng mà Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu trong tháng 5 này.

Tôm đông lạnh
• 13:55 31/05/2023

Xuất khẩu tôm tiếp tục xu hướng giảm

Tháng 4/2023, xuất khẩu (XK) tôm của Việt Nam tiếp tục xu hướng giảm của những tháng trước, đạt 287 triệu USD, giảm 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 887 triệu USD, giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chế biến tôm
• 15:20 29/05/2023

VASEP lý giải nguyên nhân xuất khẩu cá khô, cá hộp lên ngôi

Trong khi các mặt hàng thủy sản chủ lực sụt giảm kim ngạch xuất khẩu thì cá khô, cá hộp lại ghi nhận tăng, cho thấy sự “lên đời” của nhóm sản phẩm này.

Cá khô
• 14:10 26/05/2023

Nhật Bản thay thế Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam

Top 6 thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay gồm Nhật Bản, Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc), Mỹ, Hàn Quốc, Australia, Anh. Trong đó, Nhật Bản vượt qua Mỹ trở thành thị trường số 1 của thủy sản Việt Nam.

Chế biến tôm
• 11:27 25/05/2023

Loài thủy sản Việt Nam đã "bơi" đến 92 nước đang chờ sự tiếp sức từ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng

Nhiều doanh nghiệp và bà con trong ngành chế biến, xuất khẩu tôm đang rất chờ đợi sự tiếp sức từ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng mà Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu trong tháng 5 này.

Tôm đông lạnh
• 16:37 31/05/2023

Tôm càng xanh toàn đực "đẻ" ra tiền, cho hiệu quả bất ngờ

Từ hiệu quả bất ngờ ở những mô hình ban đầu, năm nay, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã tiếp tục mở rộng diện tích nuôi tôm càng xanh toàn đực.

Tôm càng xanh
• 16:37 31/05/2023

Thúc đẩy phát triển nghề nuôi cá lồng trên biển tại thành phố Quy Nhơn

Sáng ngày 30.5, tại phường Hải Cảng (thành phố Quy Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã tổ chức chương gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với người nuôi trồng thủy sản về các giải pháp thúc đẩy phát triển nghề nuôi cá lồng trên biển.

Buổi gặp gỡ
• 16:37 31/05/2023

Tiết lộ 12 lợi ích sinh thái tiềm năng của nuôi trồng thủy sản

Thật đáng tiếc khi phải nói rằng: “Nuôi trồng thủy sản là một trong những nguyên nhân gây đe dọa đến hệ sinh thái”. Tuy nhiên, nếu biết cách chúng ta cũng có thể tận dụng nuôi trồng thủy sản như một công cụ để làm chậm hoặc ngăn chặn và khôi phục các hệ sinh thái đã mất dần trong các thế kỷ qua.

Nuôi trồng thủy sản
• 16:37 31/05/2023

Sức đề kháng tôm nuôi suy giảm theo giá bán

Do giá bán giảm, chủ ao tiết kiệm chi phí đầu vào và điều kiện chăm sóc khiến tôm nuôi giảm sức đề kháng, từ đó dễ mắc bệnh thường gặp.

Ao nuôi
• 16:37 31/05/2023