Công nghệ sinh học: Nghiên cứu nhiều, thực tiễn chưa thấy!

Chương trình Công nghệ sinh học nông nghiệp, thủy sản đã được thực hiện hơn 10 năm với kinh phí trên 550 tỉ đồng nhưng tới nay, vẫn chưa có sản phẩm nào được đưa vào thực tiễn mà mới chỉ dừng lại ở phòng thí nghiệm.

công nghệ sinh học
Bộ trưởng NNPTNT (ngoài cùng bên trái) lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp sử dụng công nghệ sinh học hiện đại - Ảnh: Thùy Dung

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị Phát triển nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp diễn ra ngày hôm qua 27-6 tại Hà Nội.

Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Vụ trưởng Vụ Khoa học, công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) cho hay, qua 10 năm thực hiện chương trình, kinh phí đầu tư hết hơn 550 tỉ đồng cho nhiều nhóm đề tài, trong đó có nhóm đề tài cây trồng biến đổi gen.

“Về cơ bản các viện, các tổ chức nghiên cứu và các nhà khoa học đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa đưa ra được những sản phẩm thực tiễn” – bà Thủy nói và cho hay, hiện nay Việt Nam vẫn đang trong quá trình tạo ra những sản phẩm vật liệu phục vụ cho công nghệ di truyền gen, những dòng giống mang gen kháng bệnh, kháng sâu và kháng thuốc trừ cỏ cùng với một số tính trạng khác mới đang triển khai ở giai đoạn đầu.

Giải thích việc cho tới nay vẫn chưa có sản phẩm biến đổi gen nào được đưa vào thực tiễn, ông Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp cho rằng, theo các chuyên gia trên thế giới, nghiên cứu một cây trồng biến đổi gen gồm 5 bước với kinh phí từ 50 đến 100 triệu đô la Mỹ trong thời gian trung bình là 10 năm.  “Thực tế chúng ta mới chỉ làm được hai bước, trong đó, bước thứ 2 mới chỉ làm một vài phần nhỏ. Những bước còn lại chưa làm đến. Chúng ta chưa có cây trồng biến đổi gen ngoài ruộng” – ông Hàm nói.

Nhận xét về kết quả Chương trình công nghệ sinh học 10 năm qua, ông Nông Văn Hải, Viện nghiên cứu gen, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho hay, Việt Nam triển khai chương trình trong bối cảnh tiềm lực thấp. Các yếu tố như cán bộ, phòng thí nghiệm, trang thiết bị, khả năng công nghệ, vốn đầu tư còn rất yếu kém về nhiều mặt.

“Chúng ta thực hiện chương trình với xuất phát điểm thấp. Tiềm lực chúng ta không bằng các nước. Như anh Hàm nói phải 50 đến 100 triệu đô la Mỹ mới nghiên cứu ra một giống mà toàn bộ chương trình mới có trên 550 tỉ đồng thì chỉ tập trung cho một số giống cây cũng chưa chắc đủ. Như vậy thì liệu chúng ta chỉ nên nhập công nghệ và mua giống là đủ?” – ông Hải đặt câu hỏi và tự trả lời: “Chúng ta không thể cái gì cũng nhập, cái gì cũng mua, với sự phát triển công nghệ, chúng ta sẽ giảm chi phí nghiên cứu cho một giống chuyển gen. Nếu cứ nhìn vào số tiền nghiên cứu của họ mà “choáng ngợp” thì chúng ta sẽ không làm được gì cả”.

Thực tế, cây trồng biến đổi gen là xu thế toàn cầu, tuy chỉ có 30 nước trồng nhưng sử dụng toàn cầu. Hai nước khổng lồ ở châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ đều cũng đã trồng các giống cây biến đổi gen.

Thẳng thắn thể hiện quan điểm của mình về cây trồng biến đổi gen, Bộ trưởng NNPTNT Cao Đức Phát cho hay, không phải tự dưng trong những năm vừa qua, Bộ NNPTNT tăng cường thúc đẩy phát triển cây biến đổi gen ở Việt Nam. Hiện nay, 2/3 bông, trên một nửa đậu tương và ngô trên thế giới là cây trồng biến đổi gen và được khảo sát là an toàn. Do đó, trước tiên phải mở đường cho cây biến đổi gen bằng cách làm hành lang pháp lý, định hướng dư luận xã hội. Nếu các nhà khoa học nghiên cứu ra mà không cho dùng hoặc xã hội không chấp nhận thì nghiên cứu làm gì. “Phải có yêu cầu của sản xuất, thị trường thì khoa học mới có sức sống” – Bộ trưởng Phát nói.

Đến nay, Bộ NNPTNT đã tiến hành công nhận 3 giống ngô biến đổi gen để đưa vào sản xuất, đồng thời xây dựng thông tư liên tịch hướng dẫn ghi nhãn đối với sản phẩm có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen theo quy định của Chính phủ.

Theo Bộ trưởng Phát, 10 năm qua, các chương trình nghiên cứu công nghệ sinh học vẫn nặng về tài trợ. Trong thời gian tới, để chương trình nghiên cứu phát huy được hiệu quả và đi vào cuộc sống, không còn cách nào khác là thu hút nguồn vốn tư nhân để biến những tri thức đó thành sản phẩm nông nghiệp, có năng suất và chất lượng cao.

TBKTSG Online, 28/06/2015
Đăng ngày 28/06/2015
Thùy Dung
Khoa học

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 10:29 27/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 10:29 27/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 10:29 27/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:29 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 10:29 27/12/2024
Some text some message..