Đa dạng sinh học ở VN đang bị suy thoái trầm trọng

Ngày 15/8, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam và Hiệp hội Đánh giá Tác động Môi trường Hàn Quốc phối hợp tổ chức Hội thảo Việt Nam-Hàn Quốc lần thứ 4 về “Quy hoạch môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học trong đánh giá tác động môi trường” với sự tham dự của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực môi trường hai nước Việt Nam và Hàn Quốc.

da dang sinh hoc VN
Quang cảnh hội thảo. (Ảnh: TTXVN)

Đây là Hội thảo lần thứ 4 về chủ đề này được tổ chức tại Việt Nam, nhằm giúp các chuyên gia, nhà khoa học chia sẻ các kinh nghiệm về đánh giá tác động môi trường - công cụ quản lý môi trường quan trọng hàng đầu.

Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho biết: Đánh giá tác động môi trường bao gồm cả đánh giá môi trường chiến lược là vấn đề quan trọng cần được cập nhật và trao đổi thường xuyên cả về lý luận và thực tiễn để không ngừng hoàn thiện.

Trong 20 năm thực hiện đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam, nhiều thay đổi, cải tiến đã được đưa ra. Nhiều nội dung quan trọng về đánh giá tác động môi trường trong Luật Bảo vệ môi trường cũng đang được xem xét, điều chỉnh.

Tại hội thảo, các chuyên gia của Việt Nam và Hàn Quốc đã trình bày báo cáo khoa học về đánh giá tác động môi trường, trong đó đề cập tới rất nhiều vấn đề về quy hoạch môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học, từ chiến lược, cơ chế, chính sách, quản lý đến các mô hình và kinh nghiệm thực tế của Việt Nam và Hàn Quốc như: Đánh giá tác động đến đa dạng sinh học trong quy trình đánh giá môi trường; Nghiên cứu các tác động và giải pháp giảm nhẹ của biến đổi khí hậu trong đánh giá tác động môi trường các dự án khai thác than và cảng biển; Đánh giá tác động môi trường, giảm thiểu sự ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu ở Việt Nam; Bài học về công tác quản lý an toàn và môi trường cho các hoạt động dầu khí biển ở Việt Nam.

Các đại biểu đã thảo luận sôi nổi các vấn đề nêu trong các báo cáo, đặc biệt là kinh nghiệm thực tế của Hàn Quốc về quy hoạch môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học trong đánh giá tác động môi trường đối với các dự án về xây dựng, giao thông vận tải, quy hoạch các khu công nghiệp song song với việc bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học.

Cho đến nay, ở Việt Nam, hầu hết các báo cáo đánh giá tác động môi trường rất ít chú ý đến tác động tiềm tàng của dự án đến đa dạng sinh học, do vậy các tác động chủ yếu đến đa dạng sinh học hầu như bị bỏ qua trong quy trình đánh giá tác động môi trường hiện nay. Việt Nam xếp ở vị trí thứ 16 về đa dạng sinh học trên toàn thế giới đồng thời được xem là một trong 12 trung tâm giống cây trồng và cũng là trung tâm thuần hóa vật nuôi nổi tiếng thế giới.

Mức độ đa dạng sinh học của hệ cây trồng ở Việt Nam khá cao. Tuy nhiên, diện tích rừng, hệ sinh thái có đa dạng sinh học cao nhất đã giảm từ 72% (năm 1909), xuống 43% (năm 1941) và 28% (năm 1995). Trong gần 5 thập kỷ qua, diện tích rừng ngập mặn đã giảm 80%, khoảng 96% các rặng san hô bị đe dọa hủy hoại nghiêm trọng, các giống loài động vật và thực vật ở Việt Nam do nơi cư trú bị tàn phá, nguồn nước bị cạn kiệt và khai thác quá mức nhất là nạn săn bắt đã làm cho đa dạng sinh học bị suy thoái trầm trọng./.

TTXVN/Vietnam+
Đăng ngày 16/08/2013
Lý Thanh Hương
Môi trường

Thời tiết nóng làm cho tảo bị sụp (tảo tàn)?

Khi mùa hè nắng nóng đổ bộ, không chỉ con người mà cả môi trường sống biển cũng chịu ảnh hưởng đáng kể.

Ao nuôi
• 10:16 04/04/2024

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Cơ chế hoạt động của phương pháp xử lý nước thải bằng men vi sinh

Để cải thiện nguồn nước thải trong nuôi trồng thủy sản, ngày nay người nuôi sử dụng phổ biến các chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho vật nuôi và cải thiện môi trường. Ngoài ra, phương pháp này còn góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.

Ao nuôi
• 10:14 08/03/2024

Tác động tiêu cực từ việc đánh bắt cá bằng Xyanua

Đánh bắt cá bằng hóa chất, cụ thể ở đây là Xyanua là là phương pháp đánh bắt cá  thông qua việc rải các hóa chất xuống khu vực có cá và được cho là làm cá “hôn mê” để thuận tiện cho việc đánh bắt.  Đây là một việc rất nguy hiểm, vừa hủy hoại môi trường, vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng bởi Xyanua là chất cực độc, dễ dàng gây chết dù chỉ một lượng nhỏ.

Đánh bắt cá
• 11:18 06/03/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 13:37 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 13:37 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:37 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 13:37 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:37 16/04/2024