Đảm bảo sự sống còn của loài rùa đặc hữu Trung bộ

Rùa Trung bộ (tên khoa học là Mauremys annamensis) là loài rùa đặc hữu quý hiếm, chỉ sống ở các vùng đất ướt như ao, hồ, các dòng suối tại một số tỉnh miền Trung Việt Nam mà không tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.

Rùa Trung bộ
Rùa Trung bộ. (Ảnh: biolib.cz)

Kể từ cuối những năm 1980, quần thể rùa Trung bộ trong tự nhiên bị suy giảm nghiêm trọng do tình trạng săn bắt và buôn bán trái phép. Gần đây, tình trạng nhân nuôi rùa Trung bộ vì mục đích thương mại chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thu gom loài rùa này từ tự nhiên ngày càng tăng.

Đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng

Mới đây, tại lễ trao 71 cá thể rùa Trung bộ trở về từ Vườn thú Rottherdam (Hà Lan) và Vườn thú Munster (Đức) cho Trung tâm Bảo tồn rùa (vườn Quốc gia Cúc Phương), Điều phối viên Chương trình Bảo tồn rùa châu Á (ATP), ông Tim McCormack chỉ ra rằng: Rùa Trung bộ đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.

Sự tồn tại của chúng phụ thuộc rất lớn vào việc quản lý các cá thể được nhân nuôi, sinh sản và tăng cường bảo vệ số lượng cá thể còn lại trong tự nhiên, bảo vệ môi trường sống của chúng. Các cơ quan chức năng và Nhà nước quản lý chặt chẽ cùng với sự ủng hộ của cộng đồng là những yếu tố vô cùng quan trọng để đảm bảo sự tồn tại của loài rùa Trung bộ trong tự nhiên.

Các kết quả khảo sát cho thấy loài rùa Trung bộ từng phân bố trên địa bàn các tỉnh từ Đà Nẵng tới Phú Yên cho thấy, các quần thể rùa Trung bộ trong tự nhiên đã biến mất trên hầu hết các khu vực từng phân bố trước đây. Một số ít quần thể rùa Trung bộ còn lại được tìm thấy trên địa bàn các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Phú Yên. Sự tồn tại của các quần thể này có ý nghĩa sống còn đối với việc bảo tồn loài rùa Trung bộ. Quảng Ngãi hiện được xác định là địa phương có môi trường tự nhiên phù hợp nhất cho loài rùa Trung bộ.

Ông Bùi Đăng Phong, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn rùa (Vườn Quốc gia Cúc Phương) cho biết: Việt Nam có khoảng 30 loài rùa, chiếm 1/10 tổng số loài rùa trên thế giới. Trong đó có 25 loài rùa cạn và rùa nước ngọt với 3 loài rùa đặc hữu. Rùa Trung bộ được bảo vệ trong nhóm IIB của Nghị định 32/2006/NĐ-CP – nhóm các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Theo đó, việc săn bắt, buôn bán và tiêu thụ rùa Trung bộ trái phép là vi phạm pháp luật. Rùa Trung bộ không phân bố trong bất kỳ khu bảo tồn thiên nhiên nào nên việc bảo vệ loài này gặp rất nhiều khó khăn.

Trong thập kỷ vừa qua, chỉ có 8 cá thể rùa Trung bộ bị tịch thu và được chuyển giao cho Trung tâm cứu hộ, trong đó có 6 cá thể được thu giữ ở tỉnh Quảng Ngãi vào tháng 1/2009 và 2 cá thể ở tỉnh Khánh Hòa vào tháng 5/2013.

Phục hồi loài rùa Trung bộ trong tự nhiên

Để tăng cường công tác bảo tồn loài rùa này, ông Tim McCormack cho rằng, hiện nay cần tăng cường hợp tác giữa các cơ quan chức năng và các tổ chức phi chính phủ tại các tỉnh trọng yếu nhằm phát triển chương trình phục hồi quần thể, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của chúng ở môi trường tự nhiên.

Ông Tim McCormack cho biết: Chương trình Bảo tồn rùa châu Á đã phối hợp cùng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi và UBND các cấp thành lập khu bảo tồn môi trường sống cho loài rùa Trung bộ và Trung tâm nhân nuôi bảo tồn rùa Trung bộ tại huyện Bình Sơn. Đây là bước tiến tích cực và quan trọng nhằm đảm bảo sự sống còn của loài rùa Trung bộ trong tự nhiên.

Trước đó, Chương trình Bảo tồn Rùa châu Á thuộc Vườn thú Cleveland Metroparks (Hoa Kỳ) đã phối hợp với Vườn quốc gia Cúc Phương mở khóa đào tạo kỹ năng nghiên cứu thực địa về rùa cạn và rùa nước ngọt của Việt Nam lần thứ VII, năm 2012. Mục đích của khóa học là trang bị cho các học viên là những nhà khoa học trẻ, sinh viên say mê nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học các trường đại học ở Việt Nam những kiến thức cơ bản về các loài rùa và đặc điểm sinh thái của chúng, đồng thời phát triển các kỹ năng nghiên cứu thực địa như kỹ năng điều tra, định loại loài, kỹ năng đo đạc, ghi chép dữ liệu và thực hành các phương pháp nghiên cứu. Ngoài ra, các học viên cũng được tìm hiểu những mối đe dọa tới các loài rùa của Việt Nam và vai trò của Việt Nam đối với cuộc khủng hoảng mang tính khu vực mà các loài rùa châu Á đang phải đối mặt.

Sau khóa học, Chương trình Bảo tồn rùa châu Á ưu tiên cho các học viên thực hiện những dự án nghiên cứu nhỏ (kéo dài từ 2 đến 3 tuần). Cán bộ nghiên cứu thực địa của Chương trình Bảo tồn rùa châu Á hỗ trợ học viên thiết kế và thực hiện dự án. Đồng thời, Chương trình Bảo tồn rùa châu Á cũng hỗ trợ kinh phí thực hiện những dự án này../.

TTXVN/Vietnam+
Đăng ngày 31/08/2013
Nguyễn Hồng Điệp
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tép hòa vị Tết 2025: Làng Vũ Đại đỏ lửa kho cá tiền triệu ngày giáp tết

Mỗi khi xuân về, khi các làng quê khác tấp nập chuẩn bị gói bánh chưng, bánh tát, làng Vũ Đại (Hà Nam) lại bận rộn với các niêu cá kho nghi ngút khói. Những ngày cuối năm, cả làng như đạp nhịịt, đỏ lửa cả ngày lẫn đêm để kịp giao những niêu cá trọn vẹn cho khách hàng trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Cá kho làng Vũ Đại
• 00:48 13/01/2025

Xuất khẩu tôm Ecuador gặp khó khăn: Dự báo đầy thách thức cho năm 2025

Ngành xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Ecuador, không chỉ cung cấp nguồn thu ngoại tệ lớn mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động.

Tôm
• 00:48 13/01/2025

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 00:48 13/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 00:48 13/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 00:48 13/01/2025
Some text some message..