ĐBSCL: Không có tiền để chống sạt lở

Với mức độ diễn ra ngày càng nghiêm trọng, tình trạng sạt lở vùng ĐBSCL không chỉ ảnh hưởng nặng nề đến đời sống người dân, làm mất đất đai, mà còn gây tiêu hao nguồn lực quốc gia trong việc khắc phục. Thực trạng trên đang đặt ra hàng loạt nguy cơ và đòi hỏi phải có những giải pháp cấp bách để phòng chống…

sạt lở
Hiện trường vụ sạt lở nghiêm trọng tại tuyến đường Võ Tánh (quận Cái Răng, TP.Cần Thơ) ngày 26.5. Ảnh: T.LƯU

Kỳ 1: Hiểm họa do chính con người gây ra

Trong khi con người đang ra sức chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, thì cũng… chính con người được xác định là nguyên nhân chủ yếu làm cho vấn nạn sạt lở diễn ra ngày càng khốc liệt…

Từ nỗi lo “hà bá”…

Theo Cục Phòng, chống thiên tai (Tổng cục Thủy lợi), cả nước hiện có 737 điểm sạt lở bờ sông, bờ biển với tổng chiều dài trên 1.257km, trong đó, ĐBSCL có 265 điểm sạt lở với chiều dài trên 450km.

Điển hình tại An Giang, toàn tỉnh hiện có 48 đoạn sông thuộc diện cảnh báo sạt lở, với tổng chiều dài đoạn bờ sông lên đến hơn 156km, trong đó có 10 đoạn được cảnh báo rất nguy hiểm, 31 đoạn ở mức độ nguy hiểm. Trung bình mỗi năm xảy ra 5-10 vụ sạt lở, làm mất từ 15-20ha đất, gây thiệt hại khoảng 10 tỉ đồng/năm. Cá biệt, trong năm 2012, tỉnh này đã xảy ra hơn 15 vụ sạt lở, buộc hơn 350 hộ dân phải di dời, làm mất 30ha đất, thiệt hại lên đến khoảng 18 tỉ đồng.

Còn tại TP.Cần Thơ, 5 năm gần đây, sạt lở đã lấy đi tính mạng của 4 người, làm 5 người bị thương, 37 căn nhà bị thiệt hại hoàn toàn với tổng thiệt hại trên 10 tỉ đồng. Mới đây, dù trong mùa khô, nhưng một vụ sạt lở nghiêm trọng đã “nuốt chửng” 100 mét đường bêtông (đường Võ Tánh, quận Cái Răng, TP.Cần Thơ), cắt đứt mạch giao thông, gây bàng hoàng cho hàng trăm hộ dân xung quanh.

Nghiêm trọng nhất là hiện nay, sạt lở không chỉ xảy ra vào mùa lũ, mà còn cả mùa khô, và nghịch lý này vẫn đang diễn ra rộng khắp, từ các sông chính cho đến các hệ thống kênh rạch với mức độ sạt lở ngày càng lớn và khốc liệt hơn. Hiện tại, những khu vực cảnh báo còn lại tuy chưa xảy ra sạt lở mới, nhưng nguy cơ tiếp diễn vẫn đang ở mức “báo động đỏ”, tiềm ẩn hàng loạt mối đe doạ trong thời gian tới…

Đến ẩn họa từ con người!

Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến sạt lở là do tác động của dòng chảy (đặc biệt là lũ và triều cường), cấu tạo địa chất bờ khá mềm yếu, khả năng chống xói lở kém - đây cũng là đặc thù chung về kết cấu địa chất tại hầu hết các tuyến sông, kênh rạch ĐBSCL. Song, điều lo ngại nhất chính là những hiểm họa từ chính con người gây ra. Cụ thể là tình trạng xây nhà lấn chiếm bờ sông, xây dựng đê bao chống lũ trong sản xuất nông nghiệp, các cơ sở hạ tầng sát mép bờ, chưa có hành lang an toàn, quy hoạch phát triển không bền vững hệ thống…

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hoàng Văn Thắng cho biết: Có 3 nhóm nguyên nhân dẫn đến sạt lở. Thứ nhất là việc xây dựng các công trình thượng nguồn sông Mekong đã làm thay đổi dòng chảy, gây bồi lắng, làm giảm lượng phù sa của vùng hạ lưu. Thứ hai là tác động ngày càng nặng nề của biến đổi khí hậu. Sau cùng là các yếu tố trong phát triển KTXH như: Sử dụng đất đai ven biển, nuôi trồng thủy sản chưa hợp lý…; đặc biệt là nạn khai thác cát quá mức tại các tuyến sông.

Nhiều chuyên gia khác cho rằng: Những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản (đặc biệt là nuôi tôm sú, tôm càng xanh, cua biển,…) đã phát triển mạnh tại hầu hết các huyện ven biển ĐBSCL. Nhưng sự phát triển tự phát, tràn lan, thiếu quy hoạch đã tàn phá nhiều hecta rừng ngập mặn ven bờ biển, đã có dấu hiệu gây suy thoái môi trường, làm mất cân bằng sinh thái, tăng nguy cơ phá vỡ quá trình phát triển KTXH bền vững trong khu vực. Hậu quả trước mắt là làm mất cân bằng địa động lực vùng bờ, gây nên xói lở bờ nghiêm trọng…

Theo ông Đỗ Đức Trung - Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam: Rừng ngập mặn ĐBSCL chủ yếu tập trung tại các tỉnh: Cà Mau, Trà Vinh, Sóc Trăng… Theo yêu cầu tại Quyết định 667 của Thủ tướng, diện tích rừng ngập mặn trước đê biển là trên 24.000ha, nhưng hiện tại số rừng ngập mặn chỉ bằng một nửa so với yêu cầu.

PGS-TS Trịnh Văn Hạnh (Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình - Viện Khoa học thủy lợi VN đưa ra: Ở nhiều đoạn đê biển, bờ biển ĐBSCL, rừng ngập mặn đã hoàn toàn biến mất hoặc chỉ còn chiều rộng vài chục mét. Đa số các đai rừng ngập mặn đều không đủ tiêu chuẩn bảo vệ bờ và đang bị xói mòn, gãy đổ và mất dần, rất nghiêm trọng. Trong hơn nửa thế kỷ qua, rừng ngập mặn ở nước ta đã bị suy giảm liên tục, chỉ còn khoảng 160.000ha. Thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó, chủ yếu là do tác động của con người gây ra…

Báo Lao Động, 12/06/2015
Đăng ngày 13/06/2015
Trần Lưu
Môi trường
Bình luận
avatar

Người dân thiệt hại nặng nề khi bão đi qua

Bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ vào đất liền, gây nhiều thiệt hại đến nuôi thủy sản cho nhiều tỉnh, thành phố vùng Đông Bắc. Các cơn gió mạnh, sóng lớn và mưa lớn kéo dài đã tàn phá nặng nề các cơ sở nuôi trồng thủy sản, gây ra những hậu quả khôn lường.

Tàu thuyền
• 10:04 12/09/2024

Sự bùng phát của bệnh Herpesvirus Koi năm 2024

Bệnh herpesvirus Koi (KHV) là một trong những thách thức lớn nhất đối với ngành nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu. Năm 2024, bệnh này đã bùng phát mạnh mẽ tại nhiều khu vực, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi cá koi và cá chép.

Cá Koi
• 09:45 12/09/2024

Tính khả thi của thả rạn nhân tạo

Rạn nhân tạo (Artificial reef) là một tập hợp của bất kỳ các chất hay vật liệu nào đó được thả xuống đáy biển nhằm tăng cường hoặc bổ sung nơi cư trú cho cá, các loài hải sản khác sinh sống và phát triển.

Rạn nhân tạo
• 10:02 28/08/2024

Ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong sản xuất thủy sản

Trong 2 ngày 20-21.8, tại thành phố Quy Nhơn, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức lớp tập huấn ToT (Đào tạo tiểu giáo viên).

Tập huấn
• 09:28 23/08/2024

Bất lợi doanh nghiệp: Chi phí vận chuyển tăng - Nhu cầu giảm

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với những biến động lớn, các doanh nghiệp thủy sản tại Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy khó khăn. Theo báo cáo tài chính quý II, dù doanh thu của nhiều doanh nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ, lợi nhuận lại không đạt kỳ vọng.

Tàu vận chuyển
• 19:47 13/09/2024

Sinh nhật Farmext eShop 3 tuổi - Chơi Minigame vui trúng quà thiệt - Ưu đãi sốc duy nhất 22/09

Đặc biệt hơn chương trình khuyến mãi hàng tháng khác, cuối tháng 9 này chính là sinh nhật lần thứ 3 của Farmext eShop. Nhằm tri ân khách hàng đã luôn tin tưởng, đồng hành và ủng hộ trong suốt 3 năm qua, eShop mở ra các chương trình hấp dẫn gồm Minigame và ưu đãi hot duy nhất ngày 22/09. Cùng tham gia ngay - Nhận quà ngất ngây nhé!

Farmext eShop
• 19:47 13/09/2024

So sánh giữa bệnh EHP và các bệnh khác trên tôm thẻ chân trắng

Người nuôi thường phải đối mặt với nhiều loại bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và năng suất của đàn tôm.

Tôm bị EHP
• 19:47 13/09/2024

Mẹo chế biến tôm để tránh mùi tanh khi nấu

Tôm là một trong những nguyên liệu phổ biến trong ẩm thực trên thế giới, và đặc biệt được ưa chuộng tại Việt Nam nhờ hương vị đa dạng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, mùi tanh của tôm là một trong những thách thức mà người nấu ăn thường gặp phải. Sau đây, Tép Bạc sẽ bật mí một số mẹo khử mùi tanh của tôm đơn giản nhưng hiệu quả và an toàn cho sức khỏe, bao gồm:

Tôm thẻ chân trắng
• 19:47 13/09/2024

Liệu pháp kháng vi-rút đầy hứa hẹn chống lại vi-rút đốm trắng

Coumarin, có trong tự nhiên ở nhiều loại thực vật và nổi tiếng với nhiều tác dụng sinh học đa dạng, được biết đến như những tác nhân cải tiến có ái lực và tính đặc hiệu đối với các mục tiêu phân tử khác nhau trong hoạt động kháng vi-rút (Hu et al., 2024, Qin et al., 2020).

Tôm thẻ chân trắng
• 19:47 13/09/2024
Some text some message..