Đến "thung lũng cá lóc" ngắm lan rừng

Vì đắm say với huyền thoại về Troh Bư - một vùng đất đẹp như tranh - mà anh một người đàn ông Ban Mê đã dồn cả tâm huyết của mình biến nơi đây dần trở thành một “bảo tàng lan rừng” khổng lồ, tạo một “không gian Tây Nguyên thu nhỏ” giữa lòng thiên nhiên.

thủy tiên trắng
Thủy tiên trắng nở trong rừng Troh Bư.

Rẫy hoang thành khu bảo tồn Lan rừng

Có chuyên môn về ngành kinh tế nông nghiệp nhưng sau khi tốt nghiệp đại học, anh Đỗ Tuấn Hưng lại quyết định theo nghề lâm nghiệp của cha mình. Tuy nhiên, anh lại có sở thích làm vườn, và cũng nhờ đó khu đất hoang tại buôn Niêng 3, xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn (Đák Lắk) ngày xưa đang trở thành vườn sinh thái hấp dẫn.

“Có được khu đất 2 ha mà có rừng, thung lũng, suối xung quanh là cơ duyên cho anh. Ban đầu khu vực này là rẫy hoang và một số ít đất trồng lúa. Nhìn mảnh đất đã gắn với huyền thoại đẹp của người đồng bào bản địa nhưng đang trong cảnh xác xơ vì bỏ phí nên tiếc lắm”, anh Hưng nhớ lại. Từ đó, mặc dù đang làm cho một cơ quan Nhà nước, anh vẫn tranh thủ mọi thời gian rảnh để cải tạo vườn trồng cà phê và cây ăn trái.

Trái cây đến mùa thu hoạch, cây rừng cũng bắt đầu mọc trở lại bao quanh thung lũng. Trên những thân cây rừng xuất hiện những nhánh lan đẹp làm anh rất thích thú. Vốn mang trong mình sở thích chơi hoa lan, anh sưu tầm thêm một số loại lan rừng đem về gây giống thêm.

Khu rừng ngày càng xanh tốt, lan rừng phát triển nhiều tạo thành quần thể lan phong phú. Từ đây, anh quyết định chặt bỏ cà phê và cây ăn trái để khu đất rừng phát triển tự nhiên tạo môi trường cho lan rừng sinh sản.

Anh lặn lội vào rừng York Đôn và các địa phương khác sưu tầm lan, đồng thời nhờ bạn bè, người thân khắp nơi tìm và giới thiệu những loại lan đẹp đem về nuôi trên thân cây. Giới chơi lan tìm đến đây đều trầm trồ trước khu vườn với hàng trăm loại lan rừng tự nhiên và gọi nó bằng cái tên: bảo tàng lan rừng hay khu bảo tồn lan rừng.

Bây giờ vào Troh Bư, đi theo những con đường nhỏ xung quanh vườn cứ như ngập giữa khu rừng cơ man nào là lan. Những mầm lan nhỏ bé mới nảy mầm hay những nhánh lan ôm chặt lấy thân cây gốc lên đến ngọn, có loại đang khoe sắc đón xuân, có loại chờ mùa con ong đi lấy mật mới đơm hoa.

Ở đây, có khoảng 200 loại lan, trong đó nổi bật nhất là loài Giáng hương (nhạn sóc Lào) đặc trưng của rừng Buôn Đôn, Ea Súp; tập trung đầy đủ những giống lan quý vùng Tây Nguyên như Nghinh xuân, Thủy tiên trắng, Quế lan hương…

Lan ở đây hầu như nở quanh năm, mùa nào lan ấy như lập trình hoàn hảo của thiên nhiên: tháng 3 là Thủy tiên trắng tinh khôi hay Long tu vàng rực, tháng 4 là Giả hạc tím thủy chung… và tất nhiên mỗi độ tết đến xuân về thì Nghinh xuân khoe sắc.

Anh Đỗ Tuấn Hưng cho biết: hoa lan vốn khó tính, có nấm cộng sinh thì lan mới nảy mầm; đồng thời, trong số hàng ngàn cây nảy mầm cũng chỉ có vài cây sống. Bởi vậy, anh bảo vệ nghiêm ngặt và hạn chế tác động vào khu vườn để lan sinh sản tự nhiên, phát triển quần thể. Từ niềm đam mê lan rừng và quá trình lặn lội sưu tầm lan, anh Hưng tin rằng thời gian ngắn nữa vườn lan của anh sẽ trở thành “Ngũ bách lan viên” (vườn hoa lan gồm 500 loại). Khi đó, vườn Troh Bư sẽ là khu du lịch sinh thái, trong đó bảo tàng lan là một trong những điểm hẹn của những người chơi lan rừng và phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu của du khách.

Bên cạnh đó, anh dự định sẽ đặt hàng các viện nghiên cứu cấy mô để nhân giống phát triển lan phục vụ người đến thăm. Theo đó, du khách đến đây sẽ thỏa sức ngắm hoa lan, tự làm một giỏ lan theo ý mình để ngắm chơi hoặc đem tặng người thân, bạn bè. Dak Lak được biết đến là địa danh có hàng trăm loài lan rừng, bên cạnh du lịch sinh thái, văn hóa, ý tưởng lấy lan rừng tự nhiên làm điểm nhấn cho du khách có thể nói là hướng đi mới mẻ và đầy hứa hẹn.

Giữ hồn Tây Nguyên cho mai sau

Trong số hàng trăm loài lan rừng đã sưu tầm được, anh Hưng thích nhất Thủy tiên vì vẻ đẹp rực rỡ, kiều diễm. Tuy nhiên, điều khiến anh trân trọng lan chính là triết lý sống đẹp đẽ của nó như cốt cách người quân tử: sống tạm trên thân cây nhưng ăn gió, uống sương để đơm hoa.

Bên cạnh khu bảo tồn lan rừng, trong khuôn viên khu vườn của mình, anh Hưng cũng bố trí những tiểu cảnh, khu vực khác nhau tạo thành một “không gian Tây Nguyên thu nhỏ”. Theo đó, phía cuối khu vườn là ngôi nhà nhỏ theo kiểu kiến trúc phương Tây, xung quanh được trang trí bằng gỗ lũa và các loại lan rừng giúp người xem trở về quá khứ của Buôn Ma Thuột với những biệt thự của các chủ đồn điền cà phê thời Pháp thuộc. Phía bên kia là ngôi nhà dài truyền thống của người Êđê bản địa với đầy đủ Gah (khu vực tiếp khách), ôk (khu vực đặt bếp và giường ngủ), Kpan (ghế đánh chiêng) và cầu thang.

Nhiều vật dụng thể hiện nét độc đáo trong sinh hoạt, văn hóa của đồng bào Êđê cũng được chủ nhân khu vườn sưu tầm và trưng bày như: gùi, mõ trâu, xoay tơ, tổ chim ròng rọc…

Đặc biệt, chiếc thuyền độc mộc dài 9 mét, rộng 1,75 mét (đặc trưng của cư dân Êđê, Lào ở vùng Buôn Đôn) được anh xem như báu vật vô giá. Đây là chiếc thuyền độc mộc lớn nhất được tìm thấy tại khu vực phía Tây Dak Lak, do cố nghệ nhân Nay Nen Lào - đệ nhất đẽo thuyền độc mộc ở Buôn Đôn - đẽo từ cây gỗ sao trong vòng 6 tháng trời và hoàn thành năm 1998. Nó được anh Hưng may mắn phát hiện và mang về Troh Bư cách đây 3 năm; mặc dù đã có nhiều người chơi đồ cổ đổi nguyên chiếc xe hơi trị giá 200 triệu đồng nhưng anh đã từ chối. Đó còn là chiếc đàn khổng lồ do anh lặn lội vác từng viên đá lớn từ lòng suối về rồi tạo thành, mà mỗi lần gõ, âm thanh của nó vang lên như tiếng gọi tha thiết của đại ngàn.

Có thể nói, các vật dụng được anh đem về đây bằng tất cả sự trân trọng và sắp xếp một cách hợp lý, trở thành một bảo tàng về Tây Nguyên, tái hiện lại hành trình lịch sử vùng đất từ quá khứ đến hiện tại. Hiện nay anh Hưng vẫn tiếp tục hành trình hoàn thiện không gian khu vườn thân yêu của mình để biến nó thành khu du lịch sinh thái, văn hóa hấp dẫn. Mỗi cuối tuần, anh lại dồn hết tâm trí vào những nhánh lan rừng hay chăm chút cho từng tiểu cảnh ở Troh Bư.

lan bạch câu
Anh Đỗ Tuấn Hưng bên khóm lan bạch câu.

Một địa điểm du lịch đang dần hiển hiện, rồi đây, khách tới đây sẽ được tận hưởng không gian thơ mộng của thiên nhiên với khu rừng xanh tốt, những nhánh lan tinh khôi, tiếng suối chảy róc rách. Đồng thời, những người đến thăm sẽ được tiếp xúc gần gũi những gia đình người dân Êđê bản địa để tìm hiểu về hành trình làm ra hạt cà phê cũng như những nét văn hóa độc đáo của họ. Bên cạnh đó, người tham quan cũng được thưởng thức những món ăn đậm đà nét văn hóa Tây Nguyên. Đến đây, nhiều người sẽ thích thú khu vườn thơ mộng gắn với huyền thoại đẹp về vùng đất này.

Ai cũng nghĩ rằng anh Đỗ Tuấn Hưng xây dựng Troh Bư chỉ để làm du lịch kiếm tiền, nhưng anh cười và nói: “Mong muốn lớn nhất là giữ lại cái hồn Tây Nguyên cho mai sau”.

sưu tầm lan
Anh Hưng trong một lần đi sưu tầm lan rừng trong Vườn Quốc gia Yok Đôn.

Huyền thoại Troh Bư 

Ngày xưa, có vùng đất nọ bị Giàng làm cho khô hạn, mấy năm liền không có một giọt mưa khiến đất đai nứt nẻ, nước uống cũng thiếu. Lâu ngày, bao nhiêu lương thực đều đã dùng hết, người dân trong vùng phải chia nhau vào rừng tìm rau, đào củ để mưu sinh. Rồi chẳng mấy chốc, rau củ trong rừng cũng hết, chim chóc kéo nhau bỏ đi nên con người chẳng còn gì để ăn.

Già làng đã nhiều lần cúng tế bao nhiêu lễ vật nhưng Giàng chẳng hề mủi lòng thương xót, ban mưa. Không thể chờ đợi thêm nữa, cả làng lũ lượt kéo nhau đi tìm vùng đất mới. Nhiều ngày trôi qua, đã cách khá xa nơi ở cũ, nhưng núi rừng xung quanh họ chỉ toàn cây cối xơ xác, tất cả đều đã mệt mỏi và chán nản.

Bỗng dưng, vào một buổi sáng, họ thấy vùng đất trước mắt có cây cối. Đến nơi, thì đó là khu rừng đất đai màu mỡ, cây cối xanh tốt. Họ dừng chân tại con suối nhỏ bên cạnh thung lũng có nhiều nước. Trong lúc tìm cái lót dạ, họ phát hiện trong thung lũng có rất nhiều cá lóc nên cùng nhau đắp bờ tát cá. Khi nước cạn, dân làng lấy làm lạ vì cá lóc ở đâu như từ dưới lòng đất chui lên, bắt mãi chẳng hết. Trưa hôm đó, mọi người được ăn uống no nê. Những ngày sau cũng thế, cá vẫn đầy trong thung lũng, là nguồn sống của cả làng.

Khi cái bụng đã no, cái chân không muốn đi xa nữa, lũ làng, ai cũng thấy ưng cái bụng với vùng đất này. Rồi họ phát hiện quanh đó có nhiều nguồn nước mạch chảy tự nhiên, lại có con suối lớn rất thuận tiện cho việc lập buôn làng mới.

Cho rằng Giàng đã giúp mình, cả làng quyết định dừng chân, tổ chức cúng tạ và bắt tay vào việc lập buôn mới. Họ đặt tên cho buôn mới là buôn Niêng; dòng suối chảy qua buôn là suối Ea Nuôl, còn thung lũng đầy cá lóc ấy là Troh Bư (theo tiếng Êđê nghĩa là thung lũng cá lóc)…

Đắk Lắk Online/Người lao động, 05/02/2014
Đăng ngày 09/02/2014
Minh Thông
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 02:06 27/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 02:06 27/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 02:06 27/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:06 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 02:06 27/12/2024
Some text some message..