Bệnh phân trắng trên tôm (WFS) làm giảm tốc độ tăng trưởng và giảm năng suất do tôm tiết ra phân trắng nổi trên mặt nước ao, gan tụy bị mềm và động vật nguyên sinh bám lớp vỏ ngoài. Sự bất thường này làm tôm giảm sự thèm ăn, chậm tăng trưởng do hấp thụ chất dinh dưỡng bị rối loạn, kích thước tôm chênh lệch, tăng tỷ lệ chết. Bệnh phân trắng trên tôm (WFS) thường xuất hiện trong trang trại nuôi mật độ nuôi cao, chất lượng nước kém, đáy ao kém và sinh vật phù du cao. Ngoài ra, nguyên nhân gây ra phân trắng là tương tác của gregarine với vi khuẩn Vibrio sp. Bệnh này thường xảy ra ở tôm sử dụng thức ăn công nghiệp và ít xảy ra trong ao nuôi tự nhiên.
Mọi người đã quen với việc sử dụng hóa chất và kháng sinh để điều trị bệnh phân trắng trên tôm, nhưng tất cả đều mang lại tác động tiêu cực vì dư lượng trong tôm có thể làm giảm giá trị kinh tế và gây nguy hiểm cho người tiêu dùng. Một giải pháp thay thế khác là sử dụng chất tự nhiên có chứa kháng thể để ngăn ngừa và điều trị bệnh phân trắng. Axit oleic trong chất chuyển hóa của mực, giống như chiết xuất mực, có thể ức chế vi khuẩn sống, sau đó phá vỡ thành tế bào vi khuẩn. Do đó, nghiên cứu này sẽ đánh giá tác dụng trị bệnh phân trắng trên tôm nhờ chiết xuất mực từ mực ống.
Mực ống trong tự nhiên.
Tôm bị nhiễm bệnh phân trắng được chia làm ba nghiệm thức có bổ sung chiết xuất mực tương ứng các độ mặn là A (24 ppt), B (27 ppt), C (30 ppt), và nhóm đối chứng không sử dụng chiết xuất mực.
Mực được lấy từ túi mực và giữ tươi trong tủ lạnh trước khi sử dụng. Sau đó tiến hành bổ sung 8ppm chiết xuất mực trong nước ấm được phun vào thức ăn cho tôm sau đó giữ nó trong 24 giờ trong nhiệt độ phòng. Sử dụng chiết xuất mực ảnh hưởng đến tôm ở nhiều khía cạnh như: Enzyme tiêu hóa, THC (tổng tế bào máu), tế bào hồng cầu khác biệt (DHC), tỷ lệ sống,...
Enzyme tiêu hóa
Việc cung cấp chiết xuất mực đã ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa của tôm ở các độ mặn khác nhau và kết quả cho thấy hoạt động các enzyme ở nghiệm thức độ mặn 27 ppt (nghiệm thức B) là cao nhất, điều này là do hoạt động kháng sinh trong dịch mực kết hợp độ mặn thích hợp đã làm tăng hoạt động của các enzyme. Cụ thể enzyme protease tăng lên đến 378×10-3 U/ml, amylase 4,029×10-3 U/ml và lipase 3,613×10-3 U/ml.
Treatment | Protease | Lypase | Amylase |
A | 0.058a | 1.557a | 1.457a |
B | 0.126b | 3.613b | 4.029b |
C | 0.068a | 2.387ab | 1.930a |
K+ (positive control) | 0.020a | 1.223a | 1.173a |
THC (tổng tế bào máu)
Kết thúc thí nghiệm, số lượng tổng tế bào máu và từng loại tế bào bị ảnh hưởng đáng kể, ngoại trừ các tế bào bán hạt. Tế bào máu là công cụ bảo vệ đầu tiên ở động vật không xương sống thông qua hoạt động thực bào, đóng gói chất lạ và hình thành nốt sần.
Một nghiên cứu trước đây đã cho thấy chiết xuất mực ống có chất kháng khuẩn, chống oxy hóa, kháng virus như alkaloid (betaine và choline) và axit cinnamic có thể được sử dụng như là chất kích thích miễn dịch và kích thích tế bào máu tôm hoạt hóa. Do đó, trong nghiên cứu này các nhóm nghiệm thức sử dụng chiết xuất mực đều cho thấy tổng tế bào máu cao hơn so với nhóm đối chứng, đặc biệt là nhóm nghiệm thức có độ mặn 27ppm với THC là 11,89 x 106 tế bào/ml.
"Thu hoạch" mực từ mực ống.
Tế bào hồng cầu khác biệt (DHC)
Tế bào máu được phân loại dựa vào kích thước của tế bào và sự hiện diện của các hạt bên trong tế bào chất. Tế bào máu ở tôm được chia làm 3 loại: tế bào không hạt, tế bào bán hạt và tế bào hạt.
Kết quả cho thấy chỉ có tế bào không hạt và tế bào hạt bị ảnh hưởng đáng kể bởi chiết xuất mực. Tế bào không hạt và tế bào bán hạt của tôm thẻ có vai trò quan trọng trong quá trình thực bào vi khuẩn và các hạt nhân tạo, trong khi tế bào hạt có vai trò trong việc sản sinh, dự trữ và sản xuất các hợp chất kháng khuẩn đặc biệt là dự trữ prophenoloxydase (proPO). Tăng cường hệ miễn dịch không đặc hiệu đã chứng tỏ hệ thống phòng thủ của tôm vẫn đang hoạt động thông qua việc kích hoạt hệ thống proPO. Ở nghiệm thức độ mặn 27 ppt, hoạt động thực bào có xu hướng tuyến tính với số lượng tế bào. Tế bào không hạt đạt giá trị cao nhất tăng từ 32,083% lên 39,090%, tế bào hạt là 21,43% và tế bào bán hạt là 47,74%.
Bên cạnh đó, sốc độ mặn sẽ làm rối loạn quá trình trao đổi chất của tôm, có thể làm giảm hệ thống miễn dịch và tạo cơ hội cho mầm bệnh xâm nhập. Một nghiên cứu đã chứng minh các loại tế bào máu được kích hoạt khi bổ sung chiết mực ống có chất kháng thể chống lại mầm bệnh trong môi trường nuôi đặc biệt là sự hiện diện của vi khuẩn V. Harveyii. Hàm lượng melanin trong chiết xuất mực cũng có chức năng kháng khuẩn (Fitrial & Khotimah, 2017).
Tỷ lệ sống (SR)
Tỷ lệ sống cao nhất là 85,73% ở nghiệm thức B (độ mặn 27 ppt) vì độ mặn thích hợp và các hợp chất kháng khuẩn trong chiết xuất mực ống có thể đã ức chế mầm bệnh, làm giảm căng thẳng cho tôm do đó tăng tỷ lệ sống cũng như tăng trưởng của tôm.
Mực được tạo ra từ các loài cephalopod là một chất lỏng có màu đen được tiết ra để giúp bảo vệ cơ thể mực. Mỗi loài trong họ này có thể tạo ra các loại mực có màu hơi khác nhau và nó phổ biến với nhiều tên gọi chẳng hạn như mực ống, mực nang, mực đen, mực cephalopod và mực bạch tuộc. Mực ống chứa một số lượng lớn các chất dinh dưỡng đặc biệt là chất chống oxy hóa. Màu xanh - đen nổi bật của mực ống là do sự hiện diện của một lượng lớn melanin. Sắc tố melanin được tạo ra trong các tế bào trưởng thành của tuyến mực có trong đáy túi mực.
Chiết xuất mực ống ở độ mặn 27 ppt đã giúp tôm thẻ chống lại mầm bệnh phân trắng trên tôm do đó tăng tỷ lệ sống của tôm mắc bệnh bằng cách tăng cường hoạt động của các enzyme protease, amylase và lipase, cũng như hệ thống miễn dịch không đặc hiệu thông qua tổng tế bào máu và số lượng từng loại tế bào máu.
Curative impacts of squid (Loligo sp.) ink extract on haemocyte, digestive enzymes and CypA gene expression of Vaname Shrimp (Litopenaeus vannamei) against white faeces syndrome (WFS) by Mohamad Fadjar, Sri Andayani, Nafa Aulia Ramadani, Yashinta Maulita Marbun, Ivana Agustin, Ilham Bayu Satria, Laksono Radityo Suwandi.