Đối mặt với 9.200ha tôm chết, Bạc Liêu đẩy mạnh phòng dịch

Trong khó khăn chung của tình hình biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan đã và đang tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp, bên cạnh đó là diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, tình hình tôm nuôi lại phải đối mặt với nhiều rủi ro riêng.

Tôm thẻ
Tình hình tôm nuôi phải đối mặt với nhiều rủi ro, cần quyết liệt trong công tác phòng dịch

Nhiều diện tích tôm nuôi bị thiệt hại

Ông Lưu Hoàng Ly - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu cho biết: “Từ đầu vụ nuôi 2020 đến nay, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi có nhiều diễn biến phức tạp, giá tôm nguyên liệu liên tục sụt giảm, tình hình xuất khẩu bị đình trệ do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đã khiến người nuôi tôm và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy sản trên địa bàn tỉnh gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, hạ tầng vùng nuôi ngày một xuống cấp, thiếu đồng bộ đã khiến cho việc vận chuyển hàng hóa, tiêu thoát nước trong nuôi tôm gặp khó… Tuy nhiên, bằng nhiều giải pháp, ngành Nông nghiệp tỉnh quyết tâm không để sụt giảm giá trị sản xuất nông nghiệp”.

Theo thống kê, đến cuối tháng 7/2020, toàn tỉnh Bạc Liêu đã có hơn 9.200ha tôm chết, trong đó, một số nơi tôm chết chiếm gần 40% diện tích thả nuôi. Trước tình hình này, ngành Nông nghiệp tỉnh đang khuyến cáo bà con nông dân không vội xuống giống ở những nơi độ mặn còn cao. Đồng thời, khuyến khích nông dân áp dụng các hình thức nuôi phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương như: Nuôi quảng canh cải tiến kết hợp ít thay nước, nuôi tôm với mật độ vừa phải, nuôi xen canh để tăng thêm thu nhập trên cùng đơn vị diện tích. Cùng với đó, các địa phương cũng tập trung tăng cường hỗ trợ các hộ dân nuôi theo hình thức siêu thâm canh, mạnh dạn áp dụng các quy trình, kỹ thuật mới vào sản xuất, góp phần giảm thiểu rủi ro, hạn chế thấp nhất những tác động do môi trường và dịch bệnh gây ra.

Xây dựng hạ tầng vùng nuôi, phòng chống dịch bệnh

Trước tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT - Phùng Đức Tiến đã chỉ đạo: “Bạc Liêu cần gấp rút chuẩn bị các điều kiện cho mô hình nuôi trồng thủy sản sạch, kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng tôm giống, thuốc thú y và thức ăn thủy sản. Đồng thời xây dựng tiêu chí về trại sản xuất giống thủy sản - xem đây như một ngành sản xuất có điều kiện. Nếu cơ sở nào không đủ điều kiện đầu tư thì đề nghị loại bỏ. Bộ NN&PTNT sẽ xem xét hỗ trợ Bạc Liêu trong việc ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu, xây dựng hạ tầng vùng nuôi; công nghệ xử lý nước thải, chất thải cho vùng chuyên tôm để lĩnh vực này phát triển và phát triển bền vững”.

Từ nay đến cuối năm 2020, bên cạnh nhiệm vụ quan trọng là tham gia cùng Bộ NN&PTNT nghiên cứu, xác định nguyên nhân tôm chết; Sở NN&PTNT BẠc Liêu cũng đã khuyến cáo nông dân nên dùng những sản phẩm chính thống (đã được công bố) để cải tạo môi trường ao tôm; phòng chống dịch bệnh trên lúa, gia súc, gia cầm; đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh đó, trong vấn đề sản xuất, các cơ quan chuyên môn của Sở NN&PTNT cũng cần dự báo diễn biến tình hình để đưa ra khuyến cáo, giải pháp phù hợp cho nông dân. Điều đáng quan tâm nữa là, cần quản lý chặt để sớm phát hiện và xử lý nghiêm đối với những doanh nghiệp kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn thủy sản kém chất lượng, hàng giả, không rõ nguồn gốc; đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật nuôi tôm quảng canh ở vùng Bắc Quốc lộ 1A trong điều kiện thời tiết không đảm bảo, không đủ nước mặn nhưng tôm vẫn sống…

Báo Bạc Liêu
Đăng ngày 04/08/2020
Chí Linh
Dịch bệnh

Hiện tượng cong thân, đục cơ trên tôm

Bệnh cong thân là bệnh lý phổ biến trong ngành nuôi tôm, thường bắt gặp nhiều nhất trên tôm thẻ chân trắng.

Tôm cong thân
• 10:16 11/03/2025

Tôm chết hàng loạt vì đâu? Sai sót phổ biến người nuôi hay mắc phải

Tình trạng tôm chết hàng loạt là một vấn đề nghiêm trọng gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này rất đa dạng, bao gồm các yếu tố về môi trường, dịch bệnh, và kỹ thuật nuôi trồng.

Tôm rớt đáy
• 10:07 20/02/2025

Ảnh hưởng của nấm đồng tiền đến năng suất nuôi tôm

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi tôm, bệnh nấm đồng tiền từ lâu đã trở thành thách thức lớn đối với người nuôi. Loại bệnh này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm suy giảm sản lượng và gây tổn thất kinh tế nặng nề, đặt ra nhiều khó khăn trong việc duy trì hiệu quả sản xuất.

Nấm đồng tiền
• 10:17 11/02/2025

Khó khăn trong việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh EHP

Bệnh EHP là loại vi bào tử ký sinh trong gan tụy của tôm, không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn ảnh hưởng lớn đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi. Dù đã có nhiều nghiên cứu và nỗ lực, việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh này vẫn gặp nhiều khó khăn.

Tôm
• 10:16 06/02/2025

Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong nuôi cá trong lồng bè, giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đem lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 09:55 17/03/2025

Bí quyết trở thành thợ săn mồi đỉnh cao của cá mập

Càng phân bố ở những nơi thẳm sâu trong lòng đại dương - nơi mà bóng tối và áp lực nước lớn trở thành thử thách khắc nghiệt, các sinh vật biển càng được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng những kỹ năng sinh tồn đáng kinh ngạc.

Cá mập
• 09:55 17/03/2025

Vĩnh Hoàn (VHC) tăng tốc sau quyết định bỏ thuế chống bán phá giá: Cơ hội nào cho ngành cá tra 2025?

Vĩnh Hoàn (VHC) tăng tốc sau quyết định bỏ thuế chống bán phá giá: Cơ hội nào cho ngành cá tra 2025?

Cá tra
• 09:55 17/03/2025

Nuôi cá chuột hỗ trợ cho bể cá luôn được dọn dẹp

Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp tự nhiên để giữ cho lớp cát trong bể cá luôn sạch sẽ, việc nuôi cá chuột (cá Corydoras) có thể là một lựa chọn tuyệt vời. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vai trò của cá chuột trong việc làm sạch cát, cách lựa chọn loài phù hợp, thiết lập môi trường sống lý tưởng, chế độ ăn uống, những lưu ý quan trọng và kinh nghiệm thực tế từ người nuôi.

Cá chuột
• 09:55 17/03/2025

Thách thức từ các quy định xuất khẩu tôm vào thị trường khó tính

Ngành tôm Việt Nam là một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới, với các thị trường chính gồm EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand. Đây là những thị trường mang lại giá trị kinh tế cao nhưng cũng đòi hỏi các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Để duy trì uy tín và mở rộng xuất khẩu, ngành tôm Việt Nam cần đáp ứng đầy đủ các quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:55 17/03/2025
Some text some message..