Dự báo những vùng biển sắp bị ô nhiễm

Bằng cách đo sức tải và khả năng tự làm sạch của một thủy vực ven biển, các nhà khoa học có thể dự báo được khả năng ô nhiễm trong tương lai và đưa ra những cảnh báo sớm.

thí nghiệm
Thực hiện thí nghiệm khuếch tán tại Vịnh Hạ Long – Bái Tử Long. Ảnh: NVCC

Để xem xét một thủy vực còn có khả năng tiếp nhận chất ô nhiễm hay không, người ta không chỉ xem xét hiện trạng ô nhiễm và lấy nồng độ giới hạn cho phép trừ đi, mà còn phải tính đến những quá trình sinh-lý-hóa trong tự nhiên có thể góp phần làm giảm chất ô nhiễm theo thời gian.

Trong nhiều năm, TS. Cao Thị Thu Trang và các đồng nghiệp đã đi khắp các vùng biển từ Bắc vào Nam để đánh giá sức chịu tải của nhiều dạng thủy vực khác nhau. Ở mỗi nơi này, họ đều thiết lập những bể thí nghiệm nằm sát đáy biển trong khoảng độ sâu vài chục mét, sau một khoảng thời gian sẽ thu lại mẫu nước, thực vật và trầm tích để đem về phòng thí nghiệm phân tích nồng độ các chất, từ đó tính toán ra khả năng tự làm sạch của vực nước. Mỗi đợt khảo sát, đánh giá tỉ mỉ như thế có thể kéo dài từ 1-2 năm để đảm bảo thu được số liệu đặc trưng nhất trong suốt mùa mưa và mùa khô.

Từ năm 2012 đến nay, kết quả nghiên cứu ở Viện Tài nguyên và Môi trường Biển chỉ ra rằng môi trường nước và trầm tích ở nhiều thủy vực đã có biểu hiện ô nhiễm. Chẳng hạn, vùng cửa sông Bạch Đằng (TP. Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh) đã vượt tải môi trường với các chất amoni, nitrat, TSS và Asen, dự kiến đến năm 2025 khu vực này sẽ có thể ô nhiễm thêm Phosphat.

Tương tự, vịnh Đà Nẵng hiện đã quá tải đối với nitrat, Cu, Asen, chất hữu cơ 4,4’-DDE và 4,4’-DDD và có thể sẽ quá tải thêm amoni, phosphat vào năm 2025. Trong khi đó, đầm Thị Nại ở Bình Định đã có nhiều chất bị quá tải và theo thời gian mức độ quá tải sẽ còn trầm trọng hơn, chẳng hạn chất hữu cơ vượt tải dưới 17% vào năm 2012 sẽ tăng đến 50% vào năm 2025.

Những cảnh báo như vậy có thể là chỉ dấu vững chắc để địa phương có những hành động cụ thể nhằm tăng khả năng chịu tải của thủy vực. TS. Cao Thị Thu Trang nói rằng có rất nhiều cách để can thiệp thuận theo quy luật tự làm sạch của thủy vực. Chẳng hạn, người ta có thể loại bỏ, bố trí hoặc thiết kế lại các đăng, đó, lồng bè cản trở việc trao đổi nước của thủy vực, hoặc khôi phục lại các hệ sinh thái biển quan trọng như rừng ngập mặn ở vùng cửa sông, thảm cỏ biển ở đầm phá và rạn san hô ở vũng vịnh - vốn là những nơi có khả năng quang hợp và cung cấp chất dinh dưỡng cho các loài sinh vật biển nhưng không thể tự tái sinh do sức ép quá lớn từ hoạt động du lịch, nuôi trồng thủy sản của con người.

Nhưng mặt khác, vì khả năng tự làm sạch của thủy vực là hữu hạn trong khi lượng chất thải của con người lại ngày càng gia tăng nên các nhà khoa học biển nhấn mạnh rằng giải pháp căn cốt nhất vẫn phải bắt nguồn từ việc quản lý chất thải tại nguồn. Ở nhiều khu vực, chất thải từ chăn nuôi, sinh hoạt và thậm chí từ công nghiệp vẫn được đổ trực tiếp vào cống, rãnh, sông, hồ mà không hề qua xử lý.

thí nghiệm
Thiết kế thí nghiệm thả các hộp chứa rong biển ở những độ sâu khác nhau để đo đạc khả năng quang hợp. Ảnh: NVCC

“Điều này dẫn đến dư thừa các chất dinh dưỡng đổ vào thủy vực, dần dần sẽ tạo ra hiện tượng ‘tảo nở hoa’ hoặc sản sinh ra những ‘vùng biển chết’ có hàm lượng oxy cực thấp, gây nguy hại cho sự sống của các sinh vật biển” TS. Cao Thị Thu Trang cảnh báo.Như một lẽ dĩ nhiên ‘trăm sông đổ về một biển’, các thủy vực ven bờ với cấu trúc nửa kín (hoặc gần kín) thường là nơi tiếp nhận phần lớn chất thải từ các hoạt động dân sinh và kinh tế. Dưới áp lực phát triển, lượng chất thải đưa xuống các thủy vực ven bờ đang ngày một gia tăng.

“Chúng ta cứ nghĩ biển là mênh mông vô tận, tuy nhiên sức chịu tải của các thủy vực ven bờ lại có giới hạn. Chất thải đưa vào đến một mức nào đó sẽ vượt ngưỡng chịu đựng của thủy vực, gây tổn thất và suy thoái môi trường nghiêm trọng, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe hệ sinh thái và con người. Ở Việt Nam, những nơi như sông Tô Lịch bị ô nhiễm trầm trọng chính là biểu hiện của vượt quá sức tải”, TS. Cao Thị Thu Trang, nhà nghiên cứu về hóa môi trường biển tại Viện Tài nguyên và Môi trường Biển, nhận xét.

Kinh nghiệm từ nhiều nước cho thấy chi phí của việc cải tạo môi trường và các hậu quả của nó thường lớn hơn gấp nhiều lần so với chi phí để phòng ngừa ô nhiễm. Chính vì vậy, các nhà khoa học đã tìm nhiều cách để đánh giá sức chịu tải của thủy vực nhằm giúp các nhà quản lý hiểu hơn về tiềm năng chịu tải và dư địa còn có thể khai thác ở những khu vực này, từ đó điều chỉnh các hoạt động kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường một cách bền vững.

Quy trình xác định sức tải của thủy vực ven biển có tính đến khả năng tự làm sạch của thủy vực do Viện Tài nguyên và Môi trường Biển xây dựng đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích số2-0001872 công bố ngày 01/10/2018.

Khoa học và Phát triển
Đăng ngày 15/05/2022
Ngô Hà
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 01:56 22/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 01:56 22/11/2024

Cá tra năm 2024 và định hướng năm 2025

Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 17/11/2024 cho biết, xuất khẩu năm 2024 đạt 1,56 tỷ USD và đặt mục tiêu năm 2025 tăng lên 2 tỷ USD.

Cá tra
• 01:56 22/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 01:56 22/11/2024

Loài cá cảnh kiêu sa trong bể nuôi thủy sinh

Cá thần tiên (Angelfish) là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng nhất trong giới chơi cá cảnh. Với dáng bơi duyên dáng, thân hình dẹt độc đáo, và màu sắc rực rỡ, cá thần tiên không chỉ mang đến vẻ đẹp kiêu sa cho bể thủy sinh mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế.

Cá thần tiên
• 01:56 22/11/2024
Some text some message..