Ecuador đặt mục tiêu xuất khẩu 1,5 triệu tấn tôm

Theo một trong những nhà phân tích hàng đầu của ngành, tốc độ tăng trưởng vượt bậc trong sản xuất tôm của Ecuador không có dấu hiệu chậm lại – bất chấp giá tôm toàn cầu giảm.

Tôm thẻ
Một người nuôi tôm Ecuador. Ảnh: hatcheryfm.com

Tình hình sản lượng tôm tại Ecuador

Phát biểu tại Diễn đàn Tôm Toàn cầu hồi đầu tháng này, Gabriel Luna lưu ý rằng quê hương ông đang trên đà xuất khẩu 900.000 tấn tôm sang Trung Quốc và có khả năng xuất khẩu tổng cộng “gần 1,5 triệu tấn” trong năm nay, tăng 30% sản lượng xuất khẩu tôm so với năm 2022 trong nửa đầu năm và mức tăng chung dự kiến là 15% cho cả năm.

Vào thời điểm mà hầu hết người nuôi tôm, đặc biệt là những người ở châu Á, đang thua lỗ, Luna – người điều hành Glunashrimp , một công ty cung cấp dịch vụ tư vấn thị trường tôm – cho biết “một tỷ lệ lớn” nông dân Ecuador vẫn duy trì hoạt động nuôi trồng tôm hiệu quả và có khả năng tạo ra lợi nhuận.

Theo Luna, bất chấp thị trường có mức giá giảm khủng khiếp, một số nông dân vẫn có khả năng kiếm được lợi nhuận tốt. Và ông lập luận rằng nhiều nông dân sẽ có thể vượt qua cơn bão giảm giá tôm, tuy nhiên họ vẫn phải bỏ qua một vụ mùa cho đến khi giá tôm không thể bù lại chi phí sản xuất.

Ông chỉ ra rằng trong khi sản lượng tôm trung bình toàn quốc là 2 đến 3 tấn tôm/ha mỗi năm thì các trang trại thâm canh có thể thu hoạch 6 tấn/ha mỗi ba tháng – nói cách khác là 24 tấn/ha mỗi năm. Ông nhận xét rằng khi có nhiều trang trại áp dụng mô hình thâm canh thì sự tăng trưởng liên tục của ngành tôm trong nước sẽ tiếp tục.

Năm công ty lớn nhất Ecuador đang thả nuôi với mật độ lên tới 35 con tôm/ m2. Quá trình “công nghệ hóa” – tức là lắp đặt máy cho ăn tự động và bánh guồng vào nhiều trang trại tạo điều kiện cho nông dân có tiềm năng tăng sản lượng, giúp tăng mật độ thả nuôi bình quân cả nước lên đến 20-25 con/m2.

Diễn đàn tômDiễn đàn Tôm toàn cầu năm 2023. Ảnh: The Fish Site

Ecuador và phần còn lại của thế giới

Ecuador về cơ bản đã thay thế Ấn Độ trở thành cường quốc xuất khẩu tôm trên thế giới. 

Kể từ đỉnh cao là đất nước có sản lượng tôm lớn nhất thế giới, các vấn đề dịch bệnh đã gây ra sự sụt giảm đáng kể sản lượng tôm ở Ấn Độ. Mặc dù mức xuất khẩu của nước này trong sáu tháng đầu năm nay chỉ thấp hơn 1% so với nửa đầu năm 2022, nhưng việc nhập khẩu tôm giống giảm 30% trong cùng khung thời gian. Điều này có thể dẫn đến sản lượng sụt giảm nghiêm trọng trong nửa đầu năm 2022, và các chuyên gia dự đoán tổng lượng xuất khẩu tôm tại Ấn Độ trong năm nay là 600.000 tấn.

Sree Atluri của Devi Seafoods giải thích, nông dân Ấn Độ đang giảm mật độ thả giống do giá kém. Ông dự đoán sản lượng sẽ giảm ít nhất 15% trong hai quý cuối năm.

Devi giải thích rằng mật độ thả giống đã giảm từ 35-45 con/m2 xuống còn 15-25 con/ m2. Ông nói thêm rằng nông dân ở Ấn Độ đang cắt giảm chi phí điện và thức ăn, cố gắng tăng kích cỡ tôm hoặc chuyển sang nuôi tôm sú.

Mặc dù giá cả tăng nhẹ trong tháng 8, điều này thúc đẩy nông dân tăng mật độ thả giống, Atluri cho rằng điều này sẽ không thể kéo vãn tình hình sụt giảm.

Ở một khía cạnh tích cực hơn, ông chỉ ra rằng sản lượng tôm sú đã tăng lên rõ rệt, trong đó thị trường châu Á tiêu thụ tôm sú Ấn Độ này và tổng sản lượng của loài tôm sú dự kiến sẽ tăng gấp đôi so với năm 2022.

Willem van der Pijl Willem van der Pijl trình bày dữ liệu xuất khẩu tôm tại Hội nghị Thượng đỉnh Tôm Toàn cầu 2023. Ảnh: The Fish Site

Việt Nam và Indonesia

Trong khi đó, chủ tọa phiên họp Willem van der Pijl giải thích rằng – xét theo khả năng nhập khẩu từ các thị trường chính của Việt Nam, sản lượng xuất khẩu tôm của nước này đã giảm 31% trong quý 1 và 39% trong quý 2. Theo van der Pijl, mức giảm chung dự kiến là 25% trong năm 2023, tương đương với tổng lượng tôm xuất khẩu là 284.000 tấn.

Liêm Nguyễn, đến từ công ty Minh Phú, đã thông báo rằng công ty chế biến tôm ít hơn 25% so với năm ngoái. Tuy nhiên, ông dự đoán nhu cầu từ các nhà hàng sẽ ngày càng nhiều và nhu cầu sử dụng tôm được chế biến sẽ tăng lên.

Đối với Indonesia, xuất khẩu tôm trong nửa đầu năm giảm 19% và dự kiến giảm 13% xuống còn 202.000 tấn do nước này quá phụ thuộc vào thị trường Mỹ.

Mặc dù giá tôm tại Indonesia đã “chạm sàn”, nhưng các chuyên gia tại đất nước này kỳ vọng rằng khả năng đạt được vụ mùa lớn hơn trong Quý 4 là rất cao. Họ cũng nói thêm rằng người nông dân vẫn có thể đạt được tỷ suất lợi nhuận cao tới 20 - 30% với chi phí sản xuất 3,50 USD/kg, vì họ thường bán với giá 4,50 USD/kg cho các nhà chế biến.

Thu hoạch sớm là một chiến lược mà các chuyên gia cho là có tiềm năng đạt hiệu quả cao miễn là tôm đạt trọng lượng 10g trước khi thu hoạch.

Trong khi sản lượng tôm của Ecuador dự kiến sẽ cân bằng tổng sản lượng tôm toàn cầu trong năm nay. Tuy nhiên, về lâu dài, những người có mặt trong Diễn đàn Tôm Toàn cầu đều đồng ý rằng lợi ích của tất cả các nhà sản xuất tôm là phát triển thị trường toàn cầu. Vì thế, các biện pháp nuôi trồng tôm bền vững đang được nghiên cứu và phát triển, ứng dụng với quy mô lớn trên toàn cầu.

Đăng ngày 12/10/2023
Đình Hiệp @dinh-hiep
Thế giới

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Ngư dân Alaska nín thở chờ đợi mùa cua hoàng đế 2024

Ngư dân Alaska đang hồi hộp chờ đợi mùa cua hoàng đế năm 2024 với nhiều lo lắng và kỳ vọng. Sau hai năm liên tiếp bị cấm đánh bắt vì lượng cua hoàng đế suy giảm nghiêm trọng, năm 2023 đã mở cửa trở lại, mang đến những tín hiệu tích cực.

Cua
• 09:46 08/10/2024

Sản xuất cá bỗng đặc sản: Nông dân vùng cao thu về trăm triệu đồng

Tại các vùng cao nguyên phía Bắc, đặc biệt là tỉnh Hà Giang, cá bỗng đã trở thành một loại đặc sản quý hiếm, được xem như “vua của các loại cá” nhờ chất lượng thơm ngon và quy trình nuôi tự nhiên của người dân tộc Tày.

Cá bỗng
• 21:00 11/11/2024

Phòng bệnh tổng hợp cho tôm hùm

Tôm hùm là một trong những loài nuôi có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để nuôi tôm hùm đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc nắm vững kỹ thuật nuôi, người nuôi cần chú ý các biện pháp phòng trị bệnh cho tôm.

Tôm hùm giống
• 21:00 11/11/2024

Xuất khẩu thủy sản quý IV: Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng vượt trội giữa nhiều thách thức

Ngành thủy sản Việt Nam đang hướng tới một giai đoạn bùng nổ trong quý IV năm 2024, với mục tiêu đầy tham vọng là đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ đô la Mỹ.

Chế biến thủy sản
• 21:00 11/11/2024

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:00 11/11/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng hướng đi phát triển bền vững nghề nuôi cá

Ngày 08.11, tại huyện Vĩnh Thạnh, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Vĩnh Thạnh tổ chức hội nghị tổng kết mô hình nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè trên hồ chứa thủy lợi hoặc đập dâng gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm, quy mô 100 m3 lồng nuôi.

Nuôi cá lồng
• 21:00 11/11/2024
Some text some message..