Giá tôm thấp: Nông dân nuôi tôm châu Á đang chịu thua lỗ nặng nề

Theo nhận định của ông Jim Gulkin, CEO của Siam Canadian Group. Giá tôm nguyên liệu tại Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ và Indonesia đều đang thấp hơn chi phí sản xuất vào thời điểm này. Nông dân nuôi tôm trên khắp châu Á đang chịu thua lỗ nặng nề.

Giá tôm thấp: Nông dân nuôi tôm châu Á đang chịu thua lỗ nặng nề
Dự báo giá tôm sẽ tăng trong thời gian tới do nguyên liệu khan hiếm.

Gulkin, hiện có một công ty thủy sản đông lạnh tại Bangkok, Thái Lan và văn phòng trên khắp châu Á, cho rằng thị trường sẽ chạm đáy do nguồn cung tôm nhỏ dư thừa đang tràn ngập thị trường do nông dân thu hoạch sớm. “Chúng ta đang thấy thị trường có nguồn cung tôm nguyên liệu lẫn sơ chế cỡ 71/90 tràn ngập ở khắp châu Á. Nguồn cung tôm nhỏ ngày càng tăng tại Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ và Thái Lan”, ông cho hay. Lượng tôm nhỏ đặc biệt cao bất bất thường tại Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam, ông nhấn mạnh.

Giá thu mua tôm thẻ chân trắng tại các nước sản xuất lớn đã giảm mạnh, giá tôm nguyên liệu tại Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ và Indonesia đều đang thấp hơn chi phí sản xuất. Giá tôm nguyên liệu quá thấp và giảm liên tục buộc nông dân phải giảm bớt số lượng ao mới hoặc lùi lại thời gian hoàn toàn cho vụ mùa tiếp theo.

Sản lượng cũng được dự kiến ​​sẽ giảm khi nông dân giảm thả giống trong các chu kỳ canh tác tiếp theo. Tại Thái Lan, sản lượng tôm dự báo trước đó đạt gần 350.00 tấn trogn năm 2018, thực tế có thể sẽ chỉ vào khoảng gần 300.000 tấn, ông Gulkin dự báo. Sản xuất tôm tại Việt Nam, Ấn Độ và Indonesia dự báo cũng sẽ giảm. “Giá tôm nguyên liệu thấp bất thường và thua lỗ sẽ buộc nông dân phải giảm thả nuôi vụ mới. Kết quả là mặc dù mức độ giảm sản lượng tôm có khác nhau giữa các nước nhưng chúng tôi dự báo nguồn tôm nguyên liệu có thể sẽ khá khan hiếm, dự kiến diễn ra vào tháng 8”.

Vào tháng 8/2018, ông nhấn mạnh rằng các nhà chế biến trên khắp châu Á sẽ bước vào giai đoạn sản xuất cao điểm để phục vụ các đơn hàng cuối năm. Gần đây, các nhà chế biến cho biết họ lo ngại nguồn tôm nguyên liệu khan hiếm trở lại vào giai đoạn nhu cầu cao điểm.

Đăng ngày 18/05/2018
Phân tích Undercurrent News
Kinh tế

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:24 30/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 01:24 30/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 01:24 30/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 01:24 30/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 01:24 30/11/2024
Some text some message..