Gỡ khó lãi suất cho doanh nghiệp

Thiếu vốn, khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng, hàng hóa tồn kho được dự báo vẫn là nỗi lo trọng tâm của các doanh nghiệp năm 2014. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Cao Sỹ Kiêm (ảnh), Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V), nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xung quanh vấn đề này.

hỗ trợ vay vốn
Nguồn vốn ưu đãi sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Ảnh: Hoàng Hải - TTXVN

Ông đánh giá như thế nào về “sức khỏe” của doanh nghiệp trong năm qua?

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy: Ước tính năm 2013, tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 76.955 doanh nghiệp, tăng 10,1% so với năm 2012. Nhưng số doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể hoặc ngừng hoạt động năm nay lại tăng 11,9% so với năm trước. Theo tôi, “sức khỏe” của nền kinh tế, doanh nghiệp cũng đã có dấu hiệu hồi phục nhưng những doanh nghiệp thành lập mới vẫn chiếm quy mô rất nhỏ, nguồn lao động sử dụng ít, chưa có thương hiệu nên khả năng tạo đột phá cho nền kinh tế chưa nhiều. Nếu như năm 2012, số doanh nghiệp phá sản, giải thể thuộc đối tượng nhỏ và vừa thì năm nay, phần lớn số doanh nghiệp “khai tử” nằm trong danh sách công ty sử dụng nhiều lao động, vốn đã xây dựng được thương hiệu và đóng góp cho ngân sách Nhà nước.

Trong khi đó, nền kinh tế vẫn được nhìn nhận còn nhiều khó khăn, sức mua ảm đạm, hàng hóa tồn kho cao nên không ít doanh nghiệp co hẹp sản xuất. Theo dự báo, tỷ lệ doanh nghiệp phá sản sẽ vẫn tăng. Khó khăn với cộng đồng doanh nghiệp được thể hiện ở những điểm sau: Khó tiếp cận nguồn vốn, nhất là những khoản vốn trung và dài hạn; lãi suất còn ở mức cao. Mặc dù năm qua, ngân hàng đã thành công trong việc kiềm chế lạm phát, lãi suất đã hạ nhiều nhưng nếu so với thế giới, lãi suất ngân hàng của chúng ta vẫn đang ở mức cao, gấp 2 - 3 lần so với thế giới. Lãi suất hiện nay của Việt Nam vẫn ở mức 7 - 8%/năm, thậm chí là 10%/năm, trong khi khả năng sinh lời của doanh nghiệp ở mức thấp. Muốn cứu các doanh nghiệp trong lúc này thì lãi suất cho vay nên ở mức 6 - 7%/năm.

Tuy nhiên, cái khó hiện nay là việc điều chỉnh lãi suất còn phụ thuộc vào chỉ số lạm phát trong khi mục tiêu kiềm chế lạm phát trong năm 2014 được đưa ra ở mức 7%. Lãi suất huy động phải ở mức trên 7% thì người dân mới gửi tiền vào ngân hàng. Còn ngân hàng huy động lãi suất tiền gửi là 7% thì đương nhiên lãi suất cho vay phải là 10%. Thế nên, tiếp tục hạ lãi suất, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh vẫn là giải pháp quan trọng để tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp.

Nhận định của ông về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2014?

Theo tôi, khó khăn của doanh nghiệp trong năm 2013 sẽ vẫn kéo sang năm 2014. Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm vẫn chưa thoát được sự đình trệ; khả năng doanh nghiệp phá sản, co hẹp sản xuất vẫn tiếp tục diễn ra; chi phí đầu vào tăng trong khi nhu cầu tiêu thụ sản phẩm lại giảm... Khó khăn tiếp theo là vấn đề nợ xấu. Nợ xấu là nguyên nhân khiến cả doanh nghiệp và ngân hàng gặp bế tắc. Ngân hàng không tiêu vốn được mà doanh nghiệp khát vay do doanh nghiệp vẫn còn nợ đọng.

Mặc dù trong năm qua, chúng ta đã có nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhưng hiệu quả chưa cao. Hàng hóa của doanh nghiệp tồn kho nhiều, sức mua yếu nên doanh nghiệp không bán được hàng, không có tiền trả nợ cho ngân hàng nên không thể vay vốn tiếp được. Phía ngân hàng muốn cho vay nhưng nếu cho vay mà doanh nghiệp sử dụng không hiệu quả thì khoản vay đó lại trở thành nợ xấu.

Hiện chúng ta còn chưa phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo Thông tư 02 (hạn chót thực hiện là 1/6/2014). Nếu chiếu theo Thông tư này để phân loại, tỷ lệ nợ xấu của các doanh nghiệp hiện nay ở mức rất cao. Trong khi đó, việc giải quyết nợ xấu của doanh nghiệp Việt Nam thực chất chỉ là chuyển “vị trí” chứ chưa giải quyết được triệt để.

Một điểm nữa khiến tôi lo ngại, thu ngân sách Nhà nước vẫn đang ở mức thấp, đồng nghĩa là khả năng đóng thuế của doanh nghiệp không cao hoặc không có lợi nhuận để nộp thuế. Như vậy, nợ đọng thuế lại càng nhiều. Điều này lại vi phạm đến điều kiện, ràng buộc vay của ngân hàng. Như vậy, khó khăn của năm 2013 vẫn tiếp tục kéo sang năm 2014 cho dù NHNN đặt ra mục tiêu tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 16 - 18%, tín dụng tăng khoảng 12 - 14%.

Theo ông, giải pháp chính để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong năm tới là gì?

Trong 9 nhóm giải pháp lớn mà Chính phủ đề ra thực hiện trong năm 2014 thì có nhóm giải pháp thứ 2: Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh đóng vai trò quan trọng. Theo đó, ngành ngân hàng tạo thuận lợi trong tiếp cận vốn cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất. Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với NHNN, các bộ, cơ quan, địa phương báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3/2014 về tình hình triển khai gói hỗ trợ nhà ở xã hội 30.000 tỷ đồng, những khó khăn vướng mắc và kiến nghị các giải pháp khắc phục... Tôi cho rằng, đây là những giải pháp tương đối đầy đủ nhưng việc triển khai cần phải được thực hiện đồng bộ, nhanh, rõ ràng và minh bạch

Năm 2013, NHNN đã có giải pháp hỗ trợ lãi suất cho 5 lĩnh vực ưu tiên là: Nông nghiệp, nông thôn; xuất khẩu; công nghiệp hỗ trợ; DNN&V; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao thì năm 2014 vẫn tiếp tục duy trì ưu tiên cho các lĩnh vực này. Gói tín dụng 30.000 tỷ đồng đang triển khai hiện chưa trúng, chưa hiệu quả thì phải điều chỉnh.

Bên cạnh việc ngân hàng nên hạ lãi suất, các doanh nghiệp cũng phải tiết giảm các chi phí để hạ giá thành sản phẩm; giảm biên chế nhân sự để bộ máy không phình to, gây lãng phí. Những giải pháp này cần phải được thực hiện đồng bộ. Doanh nghiệp phải tự kiểm điểm đánh giá lại quá trình sản xuất kinh doanh mặt mạnh mặt yếu, những tồn tại yếu kém chưa thành công và thành công, rút ra bài học để từ đó tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng.

Tin tức/Vasep, 18/01/2014
Đăng ngày 20/01/2014
Doanh nghiệp

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 10:44 25/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 16:45 21/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 12:00 21/11/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 14:44 20/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:58 30/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 17:58 30/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 17:58 30/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 17:58 30/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 17:58 30/11/2024
Some text some message..