Gỡ thẻ vàng thuỷ sản: "Giải quyết dứt điểm, không có lý do, không giải thích"

“Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện nghiêm, không có lý do, không giải thích, tập trung vào giải quyết dứt điểm gỡ thẻ vàng thuỷ sản”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.

Tàu cá
Bình Định đã tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt các giải pháp chống khai thác IUU

Tập trung nguồn lực ngăn chặn, chấm dứt tàu cá vi phạm

Ngày 21/4, tại Bình Định, Bộ NNPTNT tổ chức Hội nghị triển khai những nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, trọng tâm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), trước khi Việt Nam làm việc với Đoàn Thanh tra EC lần thứ 4. 

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến và Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có đại diện các Bộ, ngành liên quan; lãnh đạo tỉnh và ngành chức năng của 28 tỉnh, thành ven biển.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn, kinh tế thủy sản, trong đó có khai thác thủy sản, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh.

Giá trị sản xuất thủy sản năm 2022 của tỉnh Bình Định đạt khoảng 19.400 tỷ đồng, chủ yếu nhờ hoạt động khai thác, đánh bắt (chiếm 36,8% giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản toàn tỉnh). Cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 27,4% giá trị GDRP của tỉnh.

Bình Định đã tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt các giải pháp chống khai thác IUU, tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài và đã đạt được những kết quả tích cực. 

Tuy nhiên, từ đầu năm 2023 tới nay, Bình Định vẫn còn 3 tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, do một số ngư dân vì lợi ích trước mắt đã cố tình đưa tàu cá đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài. Tất cả các chủ tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài đều làm thủ tục xuất bến ngoài tỉnh.

Ông Tuấn khẳng định, tỉnh Bình Định tập trung nguồn lực đảm bảo ngăn chặn, chấm dứt tàu cá, ngư dân địa phương vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài. 

Quản lý đội tàu và theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá; tổ chức tốt công tác xác nhận, chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khai thác. 

Tàu cáQuản lý đội tàu và theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá

Kiện toàn tổ chức bộ máy, bổ sung nguồn nhân lực và các nguồn lực vật chất khác cho các ban quản lý cảng cá, Chi cục Thủy sản, Kiểm ngư, Thanh tra. Tập trung củng cố lực lượng có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm khai thác bất hợp pháp, theo đúng quy định của pháp luật.

Theo ông Vũ Duyên Hải - Phó Vụ trưởng Vụ Khai thác (Tổng cục Thủy sản), EC khuyến nghị 4 nhóm vấn đề, nhưng có vấn đề trọng tâm Việt Nam cần khắc phục ngay là quản lý đội tàu, giám sát hoạt động tàu cá. Về quản lý đội tàu, phải kiểm soát được từng tàu đang hoạt động ở đâu, hoạt động như thế nào, có đủ điều kiện hoạt động hay không, tàu đó có đầy đủ đăng  ký, đăng kiểm, giấy phép khai thác, lắp đặt máy giám sát hành trình hay chưa. 

Trong quá trình tàu cá hoạt động ngoài biển ngành chức năng phải kiểm soát 24/7 để đảm bảo tàu cá đó hoạt động đúng vùng, đúng tuyến, đặc biệt là không vi phạm vùng biển nước ngoài.

"Một vấn đề cần khắc phục ngay nữa là về truy xuất nguồn gốc, giám sát sản lượng lên bến. Tất cả tàu cá ra vào cảng phải được kiểm soát, nếu tàu nào không tuân thủ quy định thì không cho bốc dỡ sản phẩm và xử lý. Việc giám sát phải trung thực về số lượng, loài, khai thác ở đâu để đảm bảo truy xuất nguồn gốc", ông Hải thông tin.

Quyết tâm tháo gỡ, không lý do, không giải thích

Theo Đại tá Trần Ngọc Hữu - Phó Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Ban chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU cần đề nghị Bộ Ngoại giao cung cấp hồ sơ, chứng cứ tàu cá của ngư dân Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài bị bắt giữ, để ngành chức năng đủ căn cứ pháp lý xử lý. 

Đại tá Hữu nêu 1 ví dụ tại Kiên Giang. Sau khi đồn biên phòng tham mưu cho UBND tỉnh Kiên Giang ra quyết định xử phạt một số vụ tàu cá khai thác xâm phạm vùng biển nước ngoài, thì chủ tàu khởi kiện ngược lại UBND tỉnh liên quan đến căn cứ pháp lý. Quy định tòa án yêu cầu việc xử phạt phải đảm bảo quy định, lập biên bản ở đâu, căn cứ có đủ không. 

Dân Việt
Đăng ngày 23/04/2023
Dữ Tuấn
Đánh bắt
Bình luận
avatar

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 8 năm 2024 tăng 614 tấn (tăng 2,2%) so cùng kỳ năm 2023

Theo Cục Thống kê Bình Định, tổng sản lượng thủy sản tháng 8 năm 2024 ước đạt 28.738,6 tấn, tăng 2,2% (tăng 614 tấn) so với cùng kỳ. Tính tổng cộng 8 tháng năm 2024, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 201.433,1 tấn, tăng 2,7% (tăng 5.366,8 tấn) so với cùng kỳ.

Tàu thuyền
• 10:36 09/09/2024

Bình Định tăng cường các biện pháp chống khai thác IUU

Mặc dù tỉnh Bình Định đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp nhằm gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC), nhưng sau 7 năm, tình trạng ngư dân vi phạm khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài vẫn chưa chấm dứt.

Tàu thuyền
• 10:46 06/09/2024

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 7/2024 tăng 574 tấn (tăng 2,2%) so cùng kỳ năm 2023

Theo Cục Thống kê Bình Định, tổng sản lượng thủy sản tháng 7 năm 2024 ước đạt 26.226,7 tấn, tăng 2,2% (tăng 574 tấn) so cùng kỳ. Tính tổng cộng 7 tháng năm 2024, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 172.723,1 tấn, tăng 2,9% (tăng 4.786,4 tấn) so với cùng kỳ.

Tàu thuyền
• 09:48 12/08/2024

Áp dụng chế tài khi ngư dân khai thác thủy sản trái phép từ 1/8/2024

Từ ngày 1/8/2024, một số hành vi vi phạm trong khai thác thủy sản trước đây chỉ bị xử phạt hành chính sẽ bị xử lý hình sự theo Nghị định số 42/2019/NĐ-CP. Điều này nhằm tăng cường sức răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm và thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc gỡ thẻ vàng IUU của Ủy ban châu Âu (EC).

Tàu cá Việt Nam
• 10:40 23/07/2024

Mực ma cà rồng: Sinh vật có lai lịch và hành tung bí ẩn

Dưới lòng đại dương sâu thẳm và tăm tối, có một sinh vật biển có ngoại hình kỳ dị và hành tung hết sức bí hiểm trú ẩn, các nhà khoa học đặt tên cho chúng là “mực ma cà rồng đến từ địa ngục”.

Mực ma cà rồng
• 14:56 17/09/2024

Vì sao phải lắp giàn quạt và oxy đáy cho ao nuôi tôm?

Một trong những biện pháp hiệu quả giúp đạt được điều này là lắp đặt giàn quạt nước và hệ thống cung cấp oxy đáy cho ao nuôi tôm. Cả hai hệ thống này không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng năng suất và giảm thiểu rủi ro cho người nuôi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu lý do vì sao giàn quạt nước và oxy đáy lại cần thiết cho ao nuôi tôm.

Quạt nước
• 14:56 17/09/2024

Các kỹ thuật quản lý tôm sau mưa bão

Mưa bão là một trong những yếu tố thời tiết có ảnh hưởng mạnh mẽ đến môi trường nuôi tôm, gây ra nhiều thay đổi đột ngột về chất lượng nước, nhiệt độ, và nồng độ oxy hòa tan. Sau mỗi cơn mưa bão, người nuôi tôm cần áp dụng các kỹ thuật quản lý kịp thời và hiệu quả để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo sức khỏe cho đàn tôm.

Ao tôm
• 14:56 17/09/2024

Cảnh báo mưa lớn: Khu vực Nam Bộ đề phòng ngập úng

Thông tin từ Đài Khí tượng Thủy cảnh báo về mưa lớn trên diện rộng ở khu vực Nam Bộ, đặc biệt là khả năng xảy ra lũ trên các sông lớn như sông Đồng Nai. Khi mưa lớn kéo dài, lượng nước đổ về các sông có thể tăng nhanh, dẫn đến lũ lụt, đặc biệt tại các khu vực hạ du của các con sông.

Mưa lớn
• 14:56 17/09/2024

Gỡ “thẻ vàng” và vị trí thị trường EU

Theo kế hoạch, trong tháng 10/2024, Đoàn thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5 đến nước ta kiểm tra việc thực hiện chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Vấn đề chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo “thẻ vàng” đã tròn 7 năm ngày càng cho thấy vị trí quan trọng của thị trường EU đối với thủy sản xuất khẩu nước ta.

Xuất khẩu thủy sản
• 14:56 17/09/2024
Some text some message..