Hàu chết xếp lớp, bà con nông dân Bến Tre chết đứng

Sau hơn một năm rưỡi đầu tư, chăm sóc, thời điểm này đáng lẽ người dân sẽ thu vào tiền tỉ thì bỗng hàu chết hàng loạt.

vớt con hàu chết
Một nông dân bên đống hàu bị chết được vớt lên chất đống bến bờ - Ảnh: Mậu Trường

Hàng trăm nông dân xã Thừa Đức và Thới Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre bỗng nhiên trắng tay, trong khi các cơ quan chức năng cũng rất bối rối vì đến thời điểm hàu chết trên 90% thì vẫn chưa rõ nguyên nhân, còn nông dân thì mường tượng nhận định: hàu chết là do nước nhiễm mặn quá cao.

Anh Nguyễn Văn Hoàng, ấp Thừa Thạnh, xã Thừa Đức, cho biết mùa hàu năm nay gia đình anh nuôi khoảng 5 tấn nhưng tính đến thời điểm hiện nay đã bị chết trắng.

Chuyền những thùng vỏ hàu từ trên xuồng xuống bờ, anh Hoàng cay đắng nói: “Nếu hàu không chết, gia đình tôi có thể kiếm được hàng chục triệu đồng. Nhưng hiện giờ đến hàu con cũng chết hết. Coi như trắng tay rồi”.

Có nhiều hộ dân đầu tư hàu vụ đầu đã bị trắng tay, thiếu vốn để tái đầu tư. Bà Lê Thị Lung, xã Thừa Đức bị thiệt hại hàng chục tấn hàu thương phẩm, chua xót nói: “Hết thật rồi, hàu chết đột ngột, không kịp trở tay. Mất trắng hàng trăm triệu đồng rồi”.

Ông Nguyễn Văn Biền, cán bộ kinh tế kế hoạch xã Thừa Đức, huyện Bình Đại, cho biết chỉ tính riêng địa bàn xã có 150 hộ dân nuôi 66ha hàu, ước tính thiệt hại khoảng 47 tỉ đồng. Ông Biền cho biết: “Ngoài nguyên nhân nước nhiễm mặn, ô nhiễm nguồn nước, thời tiết nắng nóng ban ngày và nhiệt độ hạ thấp đột ngột vào ban đêm làm hàu chết hàng loạt. Ngành nông nghiệp đang lấy mẫu để kiểm tra và tìm nguyên nhân thiệt hại”.

mot gia the
Trên một giá thể, hàu chết toàn bộ - Ảnh: Mậu Trường

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn La - trưởng Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bình Đại, cho biết theo thống kê sơ bộ từ các địa phương, hiện trên 80% trong tổng số 36ha hàu của nông dân Bình Đại bị mất trắng, ước tính thiệt hại hơn 20 tỉ đồng, con số này tiếp tục tăng vì thống kê chưa hết, diễn biến mặn còn phức tạp và hàu sẽ tiếp tục chết.

Vẫn theo ông La, nguyên nhân ban đầu hàu chết hàng loạt được xác định do môi trường nuôi hàu có độ mặn quá cao. Tại cửa sông Cống Bế - khu vực người dân nuôi hàu, độ mặn đo được từ 35%o - 37%o, cao hơn khoảng 10%o so với những năm trước, trong khi môi trường nước có độ mặn dưới 25%o mới thích hợp cho con hàu phát triển.

Giải thích về con số thiệt hại có độ chênh này, theo ông La, là do địa phương thống kê cả hàu nhỏ nhưng tính theo giá hàu thương phẩm.

Ông Huỳnh Văn Cung - chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Bến Tre (Sở Nông nghiệp Bến Tre), cho biết chi cục đã cử đoàn cán bộ xuống để khảo sát thu thập mẫu nước, hàu chết để về nghiên cứu.

Theo ông Cung, hàu sống nơi cửa sông, điều kiện sống lý tưởng là nguồn nước có độ mặn từ 15%o - 25%, tuy nhiên chưa có tài liệu nào nói độ mặn trên 30% hàu sẽ chết.

“Tuy chưa có kết luận chính thức nhưng có khả năng hàu chết vì nước nhiễm mặn quá cao”, ông Cung nói.

chat dong hau
Hàu chết chất đống bên bờ, nông dân thiệt hại ước tính hàng chục tỉ đồng - Ảnh: Mậu Trường

hau thuong pham
Kể cả hàu thương phẩm lẫn hàu nhỏ đều chết, đến thời điểm hiện nay hơn 90% hàu của nông dân đã chết - Ảnh: Mậu Trường

xot xa vo hau
Nông dân xót xa đổ vỏ hàu lên bờ - Ảnh: Mậu Trường

do vo hau len bo
Nông dân xót xa đổ vỏ hàu lên bờ - Ảnh: Mậu Trường

canh hau chet
Ông Nguyễn Văn Chánh, ngụ ấp Thừa Thạnh, bị thiệt hại 10 tấn hàu, tương đương 200 triệu đồng - Ảnh: Mậu Trường

Báo Tuổi Trẻ, 10/03/2016
Đăng ngày 11/03/2016
Mậu Trường - Thanh Tú
Dịch bệnh

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 16:44 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 16:44 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 16:44 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 16:44 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 16:44 25/04/2024