Hiệu quả kép nhờ sử dụng chế phẩm sinh học xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản ở Hưng Yên

Lâu nay, việc xử lý tình trạng ô nhiễm nguồn nước nuôi trồng thủy sản luôn là nỗi băn khoăn của nhiều nông dân. Năm 2013, Chi cục Thủy sản triển khai thực hiện dự án “Sử dụng chế phẩm sinh học TD Bioxide và TD Cleaner để xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản”, kết quả không những cải thiện được môi trường mà còn làm tăng lợi nhuận trên cùng một diện tích mặt nước.

sử dụng chế phẩm sinh học
Ông Nguyễn Hữu Hưng ở xã Yên Phú (Yên Mỹ) giới thiệu về cách sử dụng chế phẩm sinh học xử lý ao nuôi

Tỉnh Hưng Yên có gần 5 nghìn ha ao, hồ, đầm, hơn 4,4 nghìn ha đất nằm tại vị trí có địa hình thấp trũng, phù hợp với việc trồng lúa và nuôi trồng thủy sản. Đây là tiềm năng rất lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, môi trường nuôi thủy sản tại một số địa phương, nhất là những nơi gần khu công nghiệp, làng nghề... bị ô nhiễm nhưng nông dân chưa quen dùng hóa chất để xử lý môi trường nuôi thuỷ sản, do vậy sản lượng thấp và không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, một số nơi nông dân không mặn mà với cấy lúa ở những chân ruộng trũng vì hiệu quả thấp, chi phí sản xuất lớn.

Trước thực trạng trên, Chi cục Thủy sản đã triển khai thực hiện dự án: “Sử dụng chế phẩm sinh học TD Bioxide và TD Cleaner để xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản” tại các huyện: Phù Cừ, Văn Giang, Kim Động, Yên Mỹ, Khoái Châu với tổng diện tích hơn 6ha. Trong quá trình triển khai, ban chủ nhiệm dự án đã tiến hành lấy mẫu, phân tích mẫu nước, đất đáy nền ao nuôi trước và sau khi sử dụng chế phẩm và phân tích mẫu cá để kiểm tra dư lượng của chế phẩm trên cá nuôi, đồng thời hướng dẫn các hộ sử dụng chế phẩm đúng thời điểm, liều lượng: Với TD Bioxide, xử lý 9 lần trong chu kỳ nuôi, định kỳ 10 ngày/lần, liều lượng 1 lít chế phẩm cho 2700-3500 m3; TD Cleaner xử lý 16 lần trong chu kỳ nuôi, định kỳ 7 ngày/lần, liều lượng 1kg cho chế phẩm cho 4500 – 5000 m3 nước ao. Sau các lần xử lý bằng chế phẩm cho thấy, môi trường được cải thiện rõ rệt. Cụ thể, hàm lượng COD, BOD… trong nước tăng lên, hàm lượng NH4+, H2S giảm nhiều; hàm lượng kim loại nặng trong đất giảm… điều đó rất có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của động vật thủy sản. Đặc biệt, cá chóng lớn, ít dịch bệnh và dư lượng chế phẩm sinh học vẫn nằm trong giới hạn cho phép, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Về hiệu quả kinh tế, các hộ sử dụng chế phẩm sinh học TD Bioxide và TD Cleaner bình quân thu lãi 101,6 triệu đồng/ha, cao hơn 32,2 triệu đồng/ha so với không xử lý.

Thực tế cho thấy, việc sử dụng chế phẩm sinh học TD Bioxide và TD Cleaner xử lý môi trường nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh chưa được nhiều người ứng dụng, song với các hộ tham gia đề tài, kết quả sau một thời gian ngắn đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Tất cả các hộ tham gia dự án đều khẳng định khi sử dụng chế phẩm đã cải tạo được môi trường và có lãi cao hơn so với nuôi thả thông thường, trong đó có hộ lãi cao hơn so với nuôi không xử lý gần 100 triệu đồng/ha.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, các chủ ao, hồ đều có thâm niên trong nuôi trồng thủy sản nhưng vẫn không xử lý được vấn đề ô nhiễm nguồn nước và dịch bệnh ở cá. Bà Bùi Thị Nhiên, ở xã Trung Dũng (Tiên Lữ) nhớ lại: “Năm ngoái, cá dưới ao nhà tôi chuẩn bị đến kỳ xuất bán thì mắc dịch bệnh, mặc dù đã dùng nhiều biện pháp cứu chữa tốn kém nhưng hơn 300 con trắm cỏ, tương đương 450kg vẫn bị chết, ước tính thiệt hại kinh tế hơn 13 triệu đồng. Năm 2013, được tham gia dự án, tôi đã sử dụng chế phẩm sinh học TD Cleaner xử lý trong ao nên không thấy cá bị mắc các bệnh như trước, tốc độ lớn nhanh”.

Cũng giống bà Nhiên, vào thời điểm tháng 9 đến tháng 11, cá trắm cỏ dưới ao nhà ông Đào Văn Doanh ở xã Đại Hưng (Khoái Châu) bị mắc bệnh xuất huyết, nấm ký sinh, chết tới 10%-13% nhưng ông cũng đành bó tay. Năm nay, được tham gia dự án, ông đã sử dụng chế phẩm TD Bioxide xử lý nên cá ít bị bệnh hơn hẳn, tỷ lệ chết chỉ còn khoảng 2% - 4%. Theo tính toán của ông Doanh, chỉ tính giảm lượng cá chết so với năm ngoái ông đã có thêm nguồn thu hơn 13 triệu đồng.

Đánh giá hiệu quả dự án, ông Ngô Xuân Thái, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học tỉnh khẳng định: Ứng dụng chế phẩm sinh học trong xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản là phương pháp tiên tiến, đáp ứng yêu cầu cho nuôi thâm canh các loại thủy sản, góp phần nâng cao giá trị và sản lượng thủy sản trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh. Hiệu quả thiết thực mà dự án đem lại sẽ tạo đà thúc đẩy phong trào nuôi thủy sản phát triển mạnh hơn, giúp nông dân xóa nghèo vươn lên làm giàu chính đáng. Ứng dụng chế phẩm sinh học để xử lý môi trường nuôi thủy sản đã mở ra hướng sản xuất mới, giúp cho nông dân xử lý môi trường ao nuôi tốt, phù hợp với xu hướng phát triển hiện tại, hạn chế được dịch bệnh cho thủy sản, giảm chi phí so với bơm tát cạn ao sau mỗi kỳ thu hoạch mà hiệu quả phòng trị bệnh cho thủy sản cao, đồng thời giúp chủ ao, hồ xử lý môi trường nuôi thủy sản bị ô nhiễm do các nguyên nhân chủ quan cũng như các nguyên nhân khách quan vào bất kỳ thời điểm nào của quá trình nuôi. Với hàng nghìn ha mặt nước, trong khi đó nhiều nơi nguồn nước bị ô nhiễm thì việc sử dụng chế phẩm sinh học vào nuôi trồng thủy sản có tác dụng rất lớn, cần phổ biến rộng rãi để bà con trong tỉnh ứng dụng.

Báo Hưng Yên, 19/12/2013
Đăng ngày 23/12/2013
Đức Toản
Nuôi trồng

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 09:49 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:50 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 00:25 27/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 00:25 27/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 00:25 27/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:25 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 00:25 27/12/2024
Some text some message..