Hồ lớn nhất Tây Nguyên bị xâm hại nghiêm trọng

Hồ Lăk - hồ nước ngọt lớn nhất Tây Nguyên, lớn thứ hai cả nước đang từng ngày bị bồi lấp do một diện tích lớn rừng xung quanh hồ bị người dân xâm canh để lấy đất canh tác.

Những cánh rừng ven hồ bị tàn phá. Đánh bắt cá bằng điện trên hồ (ảnh nhỏ) .
Những cánh rừng ven hồ bị tàn phá. Đánh bắt cá bằng điện trên hồ (ảnh nhỏ) .

Với diện tích khoảng 600ha , hồ Lăk nằm trên địa phận thị trấn Liên Sơn và các xã Yang Tao, Bông Krang, Đăk Liêng (huyện Lăk, Đăk lăk) được bao bọc bởi những cánh rừng nguyên sinh xanh tốt.

Ven bờ hồ, những buôn làng người M’nông vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống cổ xưa với những căn nhà dài, những bộ cồng chiêng, những ché rượu cần ngất ngây, những đàn voi nhà sẵn sàng chở khách vượt sông khám phá, những món ăn từ chả cá thác lác thơm ngon…đã làm cho hồ Lăk trở thành một địa điểm hấp dẫn đối với du khách.

Nhưng thời gian gần đây, hồ Lăk đang dần mất đi vẻ đẹp của mình khi phần lớn diện tích rừng bao phủ quanh mình bị dân khai phá để lấy đất sản xuất. Trên những diện tích này, người dân chủ yếu canh tác những loại cây ngắn ngày như bắp, mỳ, lúa rẫy.

Ông Dương Anh Đức, Giám đốc Ban quản lý rừng lịch sử-văn hóa- sinh thái hồ Lăk cho biết, theo thống kê hiện đã có gần 1.000 ha rừng bị người dân xâm chiếm để canh tác. Trong đó, diện tích do đơn vị quản lý bị mất hơn 300 ha.

“Chúng tôi đã tổ chức nhiều đợt vận động bà con không được xâm chiếm trái phép và canh tác trên đất rừng nhưng không có kết quả. Sau khi đoàn đi khỏi là dân lại quay lại canh tác như cũ, rất khó giải quyết vì họ đều là những hộ nghèo và thiếu đất sản xuất”- ông Đức giãi bày.

Rừng mất, đất đai bị đào xới nên khi mưa xuống, đất đá từ trên những ngọn đồi trọc ồ ạt đổ xuống khiến lòng hồ bị bồi lắng, độ sâu ngày một giảm đi.

Theo bà Hoàng Thị Hảo, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Lăk cho hay, diện tích mặt nước hồ Lăk vào mùa khô này đã giảm nghiêm trọng. Bình thường những năm khác, diện tích mặt nước của hồ cũng đạt 500ha, nhưng năm nay chỉ còn lại 350ha.

Hiện tại, do mặt nước hồ Lăk xuống thấp hơn so với kênh dẫn vào hai trạm bơm để lấy nước tưới cho khoảng 80 ha lúa của hai xã Yang Tao và Bông Krang khiến diện tích lúa này đứng trước nguy cơ mất trắng.

Nhiều loại thủy hải sản cư ngụ ở hồ như cá thác lác, cá chép, cá lăng, cá rô, cá trắm… đang bị giảm đi do bị khai thác quá mức và thiếu khoa học.

Anh Y Hoàng- Chuyên viên chăn nuôi, thủy sản của Phòng NN&PT huyện Lăk cho biết “Mỗi năm đơn vị phải thả xuống hồ hàng chục vạn con cá giống để bổ sung nguồn lợi thủy hải sản cho hồ. Dù các hình thức đánh bắt kiểu tận diệt như dùng kích điện, dùng đăng mắt có gắn bóng điện…đã bị cấm nhưng người dân vẫn lén lút đánh bắt”.

Dạo một vòng quanh hồ Lăk, chúng tôi chứng kiến cảnh hàng chục hộ dân đang be bờ để cấy lúa trên những diện tích lòng hồ vừa rút nước. Họ hồ hởi vì bỗng dưng có một diện tích máu mỡ để canh tác lúa.

Hỏi thăm một ngư dân đang dùng điện đánh cá trên hồ, Anh thật thà trả lời- “Ngày xưa cá nhiều thì chỉ cần một vài tay lưới là sống thoải mái rồi, bây giờ dùng điện mà cả buổi cũng chỉ kiếm được mấy con cá lèo tèo. Không biết cá tôm giờ đi đâu hết?”.

Tiền Phong
Đăng ngày 10/03/2013
vạn tiếp
Môi trường

Thời tiết nóng làm cho tảo bị sụp (tảo tàn)?

Khi mùa hè nắng nóng đổ bộ, không chỉ con người mà cả môi trường sống biển cũng chịu ảnh hưởng đáng kể.

Ao nuôi
• 10:16 04/04/2024

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Cơ chế hoạt động của phương pháp xử lý nước thải bằng men vi sinh

Để cải thiện nguồn nước thải trong nuôi trồng thủy sản, ngày nay người nuôi sử dụng phổ biến các chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho vật nuôi và cải thiện môi trường. Ngoài ra, phương pháp này còn góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.

Ao nuôi
• 10:14 08/03/2024

Tác động tiêu cực từ việc đánh bắt cá bằng Xyanua

Đánh bắt cá bằng hóa chất, cụ thể ở đây là Xyanua là là phương pháp đánh bắt cá  thông qua việc rải các hóa chất xuống khu vực có cá và được cho là làm cá “hôn mê” để thuận tiện cho việc đánh bắt.  Đây là một việc rất nguy hiểm, vừa hủy hoại môi trường, vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng bởi Xyanua là chất cực độc, dễ dàng gây chết dù chỉ một lượng nhỏ.

Đánh bắt cá
• 11:18 06/03/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 15:16 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 15:16 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:16 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 15:16 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:16 16/04/2024