Hoàn lưu bão gây mưa to, gió mạnh

Chiều 22/6, dù chưa đổ bộ song hoàn lưu trước bão Bebinca đã gây mưa cho miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An ghi nhận gió cấp 6 (18 m/s).

đĩa mây
Hoàn lưu trước bão (đĩa mây trắng) bao phủ khắp các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Ảnh vệ tinh của NCHMF.

Trên ảnh mây vệ tinh, từ chiều 22/6, cả khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nằm trong hoàn lưu trước bão. Mưa to xuất hiện ở nhiều tỉnh. Tại Hà Nội, từ 15h chiều mây đen kéo đến cùng sấm chớp, ngay sau đó là cơn mưa dông chừng 20 phút. Sau cơn dông, Hà Nội mưa rả rích kèm gió khoảng cấp 4.

Tại các tỉnh ven biển phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chiều 22/6 đã có gió mạnh cấp 6, một số nơi cao hơn, như: Cô Tô (Quảng Ninh), đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) gió cấp 7, giật mạnh hơn hai cấp; Văn Lý (Nam Định) ghi nhận gió giật cấp 7; Hòn Ngư (Nghệ An) gió giật cấp 8.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, đến 19h ngày 22/6, tâm bão ở phía tây đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách bờ biển các tỉnh Đông Bắc Bộ khoảng 290 km, mạnh cấp 9. Dự báo vài giờ tới bão giữ hướng Tây và đi xuống vịnh Bắc Bộ, sau đó quặt lên phía bắc, nhắm tới Đông Bắc Bộ. Tối mai, tâm bão sẽ vào các tỉnh Đông Bắc Bộ và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Như vậy, so với dự báo buổi sáng 22/6, bão Bebinca đã thay đổi hướng. Thay vì chếch lên phía bắc, tạt qua đảo Bạch Long Vĩ và hướng vào phía Đông Bắc Bộ như dự báo, bão đã di chuyển thấp hơn, hơi xuôi về phía nam. Thời gian bão lưu lại trên đảo Hải Nam cũng lâu hơn.

bão số 2
Nếu dự báo này chính xác, Hà Nội sẽ nằm trên đường di chuyển của bão. Ảnh: NCHMF.

Các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ đang hoàn tất những công việc chuẩn bị cuối cùng trước khi bão đổ bộ. Tại Quảng Ninh, TTXVN dẫn lời ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch huyện Cô Tô cho biết, hơn 1.000 khách du lịch đang tham quan trên đảo đã được đưa vào đất liền. Khoảng 500 khách khác tình nguyện ở lại trên đảo dù được thông tin về bão.

Để đảm bảo an toàn cho số khách này, hệ thống nhà nghỉ, nhà dân có khách du lịch đã chuẩn bị đầy đủ lương thực, thực phẩm cần thiết. Từ 14h chiều 22/6, huyện Cô Tô đã ra lệnh cấm tàu thuyền du lịch ra vào đảo. Ngoài ra, huyện cũng kêu gọi tàu thuyền đang đánh bắt cá trên vùng biển Cô Tô về nơi trú ẩn.

Quảng Ninh đã thành lập đoàn công tác xuống thị xã Quảng Yên và TP Hạ Long để kiểm tra công tác phòng chống bão. Toàn tỉnh có gần 1.000 tàu nhỏ đang neo đậu tại các khu tránh, trú gió bão của 12 huyện, thị xã, thành phố và các bến của thành phố Hải Phòng. Riêng tàu du lịch, từ 14h chiều đã ngừng đưa khách tham quan và không để khách ngủ đêm trên vịnh.

Ngoài ra, tỉnh cũng cũng lên phương án di dời các hộ dân cư đang sinh sống trong vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn khi có sự cố xảy ra. Các hồ có dung tích trên 10 triệu m3 đã tháo nước đề phòng lũ, hiện mực nước các hồ thấp hơn mực nước dâng bình thường 1-2 m.

Được hình thành từ một áp thấp nhiệt đới ở biển Đông, sáng 21/6 bão Bebinca mạnh cấp 8, hướng vào Quảng Ninh. Ngày 22/6, bão vượt qua đảo Hải Nam (Trung Quốc) và hiện tâm bão ở vịnh Bắc Bộ. Đây là cơn bão thứ hai trên biển Đông trong mùa mưa bão năm nay.

Vnexpress
Đăng ngày 23/06/2013
xuân hoa
Môi trường

Những người gác đèn thầm lặng giữa biển khơi

Đối với những người đi biển, sau những ngày dài đánh bắt thuỷ sản trên biển, sau màn đêm đen bao phủ, khi họ nhìn thấy hải đăng tức là nhìn thấy nhà.

Người gác đèn hải đăng
• 14:38 27/01/2023

Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển

"Trước lá cờ Tổ quốc, ngư dân chúng tôi đồng lòng, phấn đấu vượt qua sóng gió muôn trùng để vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước. Mọi khó khăn, vất vả rồi cũng qua đi, lá cờ Tổ quốc vẫn mãi tung bay trước mũi tàu, cùng ngư dân vươn khơi, bám biển"

trao cờ cho ngư dân
• 13:32 17/06/2022

Tư duy hướng biển

"Tư duy hướng biển” được xác định là cơ sở để phát triển kinh tế biển và xa hơn với nhiều lĩnh vực. Ở Quảng Nam, tâm thức biển không chỉ tồn tại trong hành trình lịch sử vùng đất mà hướng biển và làm chủ biển luôn là trăn trở...

biển đảo
• 16:57 07/06/2022

Yêu cầu Trung Quốc không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

Trước thông tin cuộc tập trận kéo dài 10 ngày trên Biển Đông, Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, không có hành động làm phức tạp tình hình.

Lê Thị Thu Hằng
• 10:50 08/03/2022

Tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản trên biển

Theo dự báo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 sẽ duy trì đến tháng 4/2024, sau El Nino suy yếu và có khả năng chuyển sang La Nina vào cuối năm 2024. Vì vậy, hiện tượng nắng nóng tại khu vực Nam Trung Bộ nhiều khả năng đến sớm và xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:09 06/05/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 14:16 25/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 11:28 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:11 23/04/2024

Tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất

Ngày nay, việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ bởi giá trị kinh tế cao của loài tôm này, mà còn do thời gian nuôi ngắn và khả năng chịu đựng với độ mặn cao, mở ra cơ hội phát triển mô hình nuôi tôm thẻ với quy mô và chuyên môn ngày càng tốt hơn. Vậy tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất?

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 07:24 07/05/2024

Tình hình tôm chết sớm nghi bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm thẻ (TPD)

Theo ghi nhận từ Sở Nông nghiệp và PTNT về việc rà soát, nắm thông tin tình hình tôm nuôi chết sớm nghi do bệnh TPD và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Tôm thẻ
• 07:24 07/05/2024

Tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản trên biển

Theo dự báo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 sẽ duy trì đến tháng 4/2024, sau El Nino suy yếu và có khả năng chuyển sang La Nina vào cuối năm 2024. Vì vậy, hiện tượng nắng nóng tại khu vực Nam Trung Bộ nhiều khả năng đến sớm và xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm.

Nuôi trồng thủy sản
• 07:24 07/05/2024

Hồ Sông Mây chìm trong màn sương cá chết

Hồ Sông Mây, từng là viên ngọc xanh của Đồng Nai, giờ đây chìm trong màn sương mù dày đặc bởi thảm cảnh cá chết trắng hồ do nắng hạn và thi công. Nỗi đau này là hồi chuông cảnh tỉnh về sự tàn phá của biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực của con người lên môi trường.

Hồ mây cá chết hàng loạt
• 07:24 07/05/2024

Nước mưa ảnh hưởng đến sức khỏe tôm

Các trận mưa bất chợt đã xuất hiện xen kẽ vào chuỗi ngày nắng nóng kéo dài trên các khu vực nuôi. Tuy đã giảm được nhiệt độ môi trường đáng kể, nhưng những trận mưa này cũng đem đến rất nhiều nguy hiểm tiềm tàng cho ao nuôi bà con. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao tôm
• 07:24 07/05/2024