Hướng đi nào cho nuôi tôm công nghệ cao ở Long An?

Thời gian qua, khi môi trường nước nuôi tôm bị ô nhiễm, dịch bệnh phát sinh, nuôi tôm theo hình thức quảng canh cải tiến năng suất thấp, lợi nhuận không cao, lãnh đạo huyện Cần Đước, tỉnh Long An vận động nông dân chuyển sang nuôi tôm theo hướng công nghiệp. Tuy nhiên, đến nay, diện tích nuôi theo hướng công nghiệp không nhiều do nhiều nguyên nhân, trong đó, vốn đầu tư là trở ngại lớn nhất

Hướng đi nào cho nuôi tôm công nghệ cao Long An?
Lãnh đạo tỉnh và huyện Cần Đước tham quan mô hình nuôi tôm công nghiệp ở xã Tân Chánh

Ông Nguyễn Văn Sánh (xã Tân Chánh) áp dụng mô hình nuôi tôm công nghiệp cho biết: “Nuôi tôm theo hướng công nghiệp phải chuẩn bị ao nuôi đúng kỹ thuật, toàn bộ bờ ao được nện chặt, lót bạt và phải có ao lắng để xử lý nước trước khi cấp nước vào ao nuôi, tôm giống thả nuôi với mật độ hơn 100 con/m2, ao nuôi phải được lắp dàn quạt mặt nước, thiết bị tạo oxy,... bình quân chi phí đầu tư cho mỗi hécta khoảng 1,5 tỉ đồng. Nuôi tôm theo hướng công nghiệp năng suất trên 15 tấn/ha, mỗi năm, nông dân có thể nuôi 3 vụ. Chi phí đầu tư cao nhưng mỗi vụ, nông dân có thể lãi vài trăm triệu đồng/ha. Hiện tại, xã Tân Chánh thành lập Tổ hợp tác Nuôi tôm ở ấp Hóa Quới và Hợp tác xã Nuôi tôm Tân Chánh tập hợp những thành viên có đủ điều kiện về vốn áp dụng mô hình này.

Anh Nguyễn Văn Thật, Tổ hợp tác Nuôi tôm Hòa Quới, chia sẻ: “Ngoài nguồn vốn đầu tư cho ao đầm, con giống, thức ăn,... thì hạ tầng nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là điện phục vụ sản xuất. Hiện tại, nông dân sử dụng điện sinh hoạt để chạy các thiết bị nuôi tôm với giá cao. Nuôi tôm theo hướng công nghiệp, mỗi hécta sử dụng khoảng 40 dàn quạt mặt nước (chưa kể máy tạo oxy, máy xy phong đáy). Để bảo đảm nguồn điện phục vụ nuôi tôm, mỗi hécta phải lắp 1 máy biến thế 15-25 KVA, chi phí trên 150 triệu đồng (chưa kể đường dây dẫn đến khu vực sản xuất) đây cũng là trở ngại rất lớn cho nông dân.

Một vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến việc áp dụng mô hình nuôi tôm công nghiệp là hệ thống giao thông, kênh, mương nội đồng chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất. Để thi công ao đầm nuôi tôm, phải sử dụng máy chuyên dùng nhưng đường giao thông nhỏ, hẹp, không thể đưa các phương tiện vào thi công; kênh, mương lại bị bồi lắng không đáp ứng yêu cầu cấp thoát nước nuôi tôm. Trước đây, nông dân nuôi tôm theo phương pháp quảng canh cải tiến đã tận dụng đối đa diện tích mặt nước để nuôi, hầu hết các ao nuôi đều không có ao lắng, đó là chưa kể đến đặc trưng của vùng nông thôn Cần Đước hiện nay là diện tích đất sản xuất của mỗi hộ rất ít nên việc xây dựng ao lắng theo quy trình nuôi tôm công nghiệp rất khó khăn,... Mặc dù nông dân hiểu rất rõ hiệu quả nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm công nghệ cao nhưng vì những lý do trên nên nhiều người vẫn chưa thực hiện được.

Nghị quyết Ðại hội Đảng bộ huyện Cần Đước nhiệm kỳ 2015- 2020 đề ra Chương trình Phát triển nông nghiệp toàn diện, chất lượng cao và bền vững, con tôm được xác định là vật nuôi chủ lực của các xã vùng ngập mặn. Thực hiện nghị quyết Huyện ủy, ngành nông nghiệp huyện tập trung tuyên truyền, vận động nông dân chuyển đổi hình thức nuôi tôm, tăng cường chuyển giao kỹ thuật nuôi tôm theo hướng công nghiệp, công nghệ cao, đồng thời khảo sát, quy hoạch các vùng nuôi theo địa bàn các ấp, khu vực,... vận động người dân tham gia mở rộng hệ thống giao thông nông thôn, đầu tư điện hạ thế phục vụ sản xuất, hướng dẫn nông dân tham gia các tổ hợp tác, xây dựng dự án vay vốn, từng bước chuyển đổi mô hình nuôi tôm, tránh tình trạng nôn nóng, đầu tư không hiệu quả, gây thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng đến chủ trương chung trong việc tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, xây dựng chương trình phát triển nông nghiệp toàn diện, chất lượng cao và bền vững.

Báo Long An
Đăng ngày 25/03/2019
Kim Khánh
Nông thôn

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương

Vượt qua 800 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú giành ngôi vương xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước, với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

xuất khẩu tôm
• 15:39 09/02/2022

Quảng Ninh dừng tiếp nhận hoa quả, thủy sản qua cửa khẩu

Từ ngày 17/1, Quảng Ninh tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả, thủy sản đông lạnh đến cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh này để xuất khẩu.

cửa khẩu Bắc Luân II
• 10:12 17/01/2022

Đùi ếch đông lạnh bị châu Âu cảnh báo, mức độ rủi ro nghiêm trọng.

Văn phòng SPS Việt Nam lại tiếp tục nhận được cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (EU) đối với sản phẩm đùi ếch đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam.

đùi ếch đông lạnh
• 15:21 14/10/2021

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục lao dốc

Xuất khẩu thủy sản tháng 9/2021 chỉ đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm tới 50%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu thuỷ sản lao dốc.

chế biến tôm xuất khẩu
• 10:15 08/10/2021

Tình hình thủy sản quý I/2025 tại Bình Định: Tăng trưởng ổn định và triển vọng phát triển bền vững

Trong quý I năm 2025, ngành thủy sản tỉnh Bình Định đã ghi nhận những kết quả tích cực, thể hiện sự phát triển ổn định và tiềm năng tăng trưởng trong năm nay.

Tôm giống
• 14:24 16/04/2025

Nuôi ghép tổng hợp các loài thủy sản – hướng đi bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước và hiệu quả nuôi trồng thủy sản, mô hình nuôi ghép tổng hợp các loài thủy sản đang được xem là giải pháp khả thi, bền vững, giúp người nuôi thích ứng hiệu quả với những thay đổi của tự nhiên.

Nuôi ghép
• 11:00 15/04/2025

Bình Định: Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2025

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm; phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, tăng cường tiêu thụ trong nước, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh về nông lâm thủy sản của tỉnh Bình Định.

Chế biến thực phẩm
• 10:45 08/04/2025

Bình Định tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU

Để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5, tỉnh Bình Đinh tiếp tục chỉ đạo tập trung tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Tàu thuyền
• 09:43 04/04/2025

Đà Nẵng: Người nuôi mất trắng sau một đêm

Đợt mưa lũ trái mùa từ ngày 11 đến 13 tháng 6 năm 2025, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 (WUTIP), đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản tại Đà Nẵng. Lũ lên nhanh và bất ngờ trong đêm đã khiến nhiều gia đình mất trắng tài sản, với ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Bão
• 02:49 15/06/2025

Vắc-xin uống từ vi tảo

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu đang chịu áp lực bởi các đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng, vắc-xin được xem là giải pháp hiệu quả để nâng cao miễn dịch và giảm sự phụ thuộc vào hóa chất. Một xu hướng nổi bật gần đây là ứng dụng vi tảo làm nền tảng sản xuất vắc-xin, mở ra triển vọng phát triển các loại vắc-xin uống bền vững, hiệu quả và ít tốn kém.

Vi tảo
• 02:49 15/06/2025

Tháo gỡ 'nút thắt' trong cấp phép nuôi biển tại Quảng Ninh

Quảng Ninh nổi bật với hơn 45.100 ha vùng biển quy hoạch cho nuôi trồng thủy sản, mở ra tiềm năng lớn cho ngành nuôi biển. Tuy nhiên, thủ tục hành chính rườm rà, thiếu hướng dẫn cụ thể và nhận thức hạn chế của ngư dân đang kìm hãm sự phát triển. Bài viết phân tích những khó khăn, giải pháp thực tiễn tại Quảng Ninh và định hướng thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững, hướng tới xuất khẩu.

Nuôi biển
• 02:49 15/06/2025

Doanh nghiệp thủy sản bị ép giá: Người nuôi và người lao động chịu thiệt

Trong chuỗi cung ứng thủy sản, doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối giữa người nuôi và thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đang đối mặt với sự chên ép giá từ các chuỗi bán lẻ lớn quốc tế. Và hậu quả không chỉ dừng lại ở mức doanh thu doanh nghiệp bị suy giảm, mà gánh nặng còn trực tiếp chuyển về người nuôi.

Tôm thẻ
• 02:49 15/06/2025

VASEP nhiệm kỳ mới (2025-2030): Chủ động thích ứng – Đổi mới sáng tạo – Phát triển bền vững

Trước bối cảnh thị trường đầy biến động và những yêu cầu ngày càng khắt khe, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa tổ chức thành công Đại hội tàn thể lần thứ 7, bầu ra ban lãnh đạo mới và đặt ra phương châm hành động cho 5 năm tới. Đây là thông điệp quan trọng, định hướng cho toàn ngành, từ doanh nghiệp lớn đến từng hộ nuôi trồng.

Vasep
• 02:49 15/06/2025
Some text some message..