Hướng đi xanh trong ngành thủy sản

Nhu cầu thủy sản làm thực phẩm trên thế giới năm 2030 được dự báo sẽ tăng 18% so với 2018, khoảng 59% là lượng tiêu thụ thủy sản nuôi và khoảng 36% sản lượng thủy sản sẽ được xuất khẩu.

Thủy sản
Ngành thủy sản phải đi theo lộ trình xanh, bền vững và thân thiện với môi trường. Ảnh: VASEP

Tuy đây là cơ hội phát triển cho thủy sản Việt Nam, nhưng kéo theo là rủi ro về sự bền vững trong sản xuất, môi trường và mất đa dạng sinh học. Do đó, ngành thủy sản phải đi theo lộ trình xanh, bền vững và thân thiện với môi trường. 

Mô hình tuần hoàn 

Phát triển xanh là mục tiêu của kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững trên cơ sở tận dụng các nguồn chất thải, duy trì sử dụng lâu dài các nguồn nguyên vât liệu, tái tạo các hệ sinh thái tự nhiên. Là chu trình sản xuất khép kín, các chất thải trở thành nguyên liệu cho sản xuất, giảm tác động tiêu cực đến môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe con người. Phát triển xanh nhằm bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao hiệu quả cạnh tranh, tạo các thị trường mới, tạo công ăn việc làm, gia tăng giá trị xã hội. 

Nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản nước ta đã theo mô hình kinh tế tuần hoàn. Từ năm 2008, công ty CP Vĩnh Hoàn đã xây dựng thành công chương trình “Trang trại xanh" với quy trình nuôi trồng sản xuất cá tra khép kín, kiểm soát từ khâu giống, nuôi, thu hoạch đến chế biến, tiếp thị, bán hàng, họ tận dụng những bộ phận mà trước đây được coi là phế phẩm như da, mỡ, nội tạng.  Ngoài sản phẩm phi lê, công ty lấy mỡ cá sản xuất dầu, da làm da cá chiên giòn, collagen, gelatin, bong bóng và bao tử đông lạnh thành đặc sản. 

Lĩnh vực chế biến tôm có công ty CP Việt Nam Food (VNF) và các đối tác đã nghiên cứu sử dụng enzyme để thu hồi protein trong xác, vỏ tôm. Ứng dụng công nghệ tuần hoàn tái sử dụng nước thải trong sản xuất chitin chất lượng cao bằng phương pháp hóa sinh, chiết xuất chitosan nền từ chitin và chitosan phân tử lượng thấp từ xác tôm mịn trong quá trình SSE/Dịch đạm thủy phân,.. 

Tại Cà Mau, mô hình nuôi tôm - lúa, tôm – rừng phát triển đã bảo vệ tốt hệ sinh thái ngập mặn, tạo ra nhiều sản phẩm an toàn cho người dùng, cho hiệu quả kinh tế cao. Với việc nuôi tự nhiên, tỉnh đã có trên 27.500 ha tôm nuôi dưới tán rừng ngập mặn, trong đó hơn 19.000 ha được các tổ chức chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế.  

Nhiều nông dân ở tỉnh Trà Vinh ứng dụng công nghệ 4.0 kết hợp hầm biogas trong thâm canh TTCT để bảo vệ môi trường. Việc sử dụng biogas giúp quản lý tốt độ mặn, yếu tố pH, ôxy hòa tan, giảm được rủi ro, công chăm sóc và quản lý, hỗ trợ tăng tỷ lệ sống cho tôm đến 94%. Chưa kể, sản phẩm còn đảm bảo an toàn sinh học nên rất được ưa chuộng. 

Chiến lược xanh hóa 

Trong năm 2022, Thủ tướng đã phê duyệt 2 chương trình quốc gia quan trọng về “Phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022 - 2025, định hướng 2030" và “Phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2030". 

Nông nghiệp xanhQuản lý quy hoạch và giám sát hoạt động NTTS trên nhiều khía cạnh khác nhau. Ảnh: thuysanvietnam.com.vn

Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt “Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021 - 2030". Nhấn mạnh đến kinh tế tuần hoàn trong chuỗi giá tị thủy sản được nghiên cứu, áp dụng và từng bước nhân rộng. Phấn đấu đến 2030 nguồn ô nhiễm, chất thải từ các hoạt động thủy sản được điều tra, đánh giá, quản lý và kiểm soát; chấm dứt việc sử dụng các loại hóa chất độc hại trong nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm nguồn nước và làm suy giảm đa dạng sinh học... 

Để chiến lược được diễn ra, ngày 17/10/2022, Bộ NN&PTNT cùng Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và Tập đoàn CLS đã họp bàn về giải pháp kỹ thuật cho hệ thống NAGIS giúp lập hệ thống thông tin địa lý, xây dựng bản đồ quản lý quy hoạch và giám sát hoạt động NTTS trên nhiều khía cạnh như diện tích, con giống, chất lượng nước,... 

Bên cạnh đó, 3 giải pháp để ngành thủy sản phát triển theo hướng bền vững được Tổng Giám đốc FAO đề ra bao gồm tái đầu tư vào các chương trình bền vững biển và nước ngọt, tăng trưởng đại dương và đảm bảo các biện pháp bảo vệ phù hợp với quản lý hiệu quả. Tiếp tục chuyển đổi mô hình NTTS áp dụng cho hầu hết các vùng, đặc biệt cần thiết ở các vùng mất an ninh lương thực. Mục tiêu năm 2030 là tăng sản lượng toàn cầu từ 35% đến 40%, theo bối cảnh quốc gia và khu vực. 

Mục tiêu phấu đấu đến năm 2030, tỷ trọng nuôi trồng sẽ đạt 7 triệu tấn trong số 10 triệu tấn tổng cộng thủy sản của Việt Nam. Chưa kể, 70% nguyên liệu đưa vào chế biến để xuất khẩu chính là từ sản phẩm nuôi trồng, trong đó 2 mặt hàng lớn nhất là tôm và cá tra. Điều đó cho thấy, xu hướng kinh tế xanh của thủy sản là xu hướng tất yếu, hứa hẹn những năm tới nước ta sẽ gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp.  

Đăng ngày 25/01/2023
Nhất Linh @nhat-linh
Môi trường

Điều kiện thuận lợi phát triển nuôi trồng thuỷ sản tại Việt Nam

Với đường bờ biển 3.260km trải dài từ Bắc xuống Nam, Việt Nam là khu vực được mẹ thiên nhiên ưu đãi cho nguồn thuỷ sản phong phú. Đồng thời nhờ vào lợi thế vùng đặc quyền kinh tế biển vô cùng rộng lớn, không thể không nói rằng Việt Nam nước ta có điều kiện cực kỳ thuận lợi để phát triển ngành nuôi thuỷ sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:02 15/09/2023

Phát triển nông nghiệp trồng trọt trên biển

Đứng trước hiện trạng mực nước biển dâng cao, nhiễm mặn xâm lấn đất nông nghiệp, trang trại. Một công ty tại Canada đã công bố hoạch xây dựng mạng lưới trồng lúa trên đại dương. Đây được cho là giải pháp thiết thực trong tương lai, bởi cây lúa có khả năng chịu mặn tốt.

Trồng lúa
• 14:11 11/09/2023

Bình Định: Chiến dịch Du lịch xanh - Giảm rác thải nhựa Làng chài Nhơn Lý

Vừa qua, vào dịp nghỉ lễ 2.9. 2023, tại làng chài Nhơn Lý (TP Quy Nhơn), Đoàn Thanh niên xã Nhơn Lý phối hợp cùng Mạng lưới Thủ lĩnh xanh tại Quy Nhơn ra quân triển khai Chiến dịch Du lịch xanh - Giảm rác thải nhựa với thông điệp “Chung tay hành động - Du lịch xanh có trách nhiệm”.

Sản phẩm
• 11:17 05/09/2023

Biến đổi khí hậu - El Nino ảnh hưởng trực tiếp đến mô hình nuôi tôm thẻ

Nuôi tôm nói chung, nuôi tôm thẻ chân trắng nói riêng, hiện nay bà con đang đối diện nhiều khó khăn, trở ngại.

Tôm thẻ
• 10:43 22/08/2023

Một số mầm bệnh phổ biến trên lươn đồng

Lươn đồng là đối tượng nuôi có nhiều tiềm năng do thịt lươn có nhiều dinh dưỡng, thời gian nuôi ngắn, chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, giá cả ổn định đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cải thiện đời sống cho người dân.

Lươn
• 10:58 23/09/2023

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 10:58 23/09/2023

Dư lượng kháng sinh tồn tại lớn trong tôm

Sử dụng kháng sinh bừa bãi trong nuôi tôm là tình trạng sử dụng kháng sinh không đúng cách, không đúng chỉ định của bác sĩ thú y, hoặc sử dụng kháng sinh quá liều. Tình trạng này đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe con người, môi trường và ngành nuôi tôm.

Kháng sinh
• 10:58 23/09/2023

Sinh nhật 2 tuổi Sàn thương mại điện tử dành cho ngành thủy sản - eShop

Quý khách hàng có thể tận hưởng và lan tỏa niềm vui mua sắm các sản phẩm về thủy sản đến các bạn nuôi xung quanh với loạt sản phẩm thương hiệu giảm sâu, miễn phí vận chuyển cho đơn dưới 22kg, cùng các cơ hội trúng thưởng lớn, voucher lên đến 200,000đ từ eShop.

Sinh nhật Farmext eShop
• 10:58 23/09/2023

Ngành tôm khó khăn nhất do nuôi nhỏ lẻ

Số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu tôm trong 8 tháng đầu năm 2023 đạt 2,2 tỷ USD, giảm 28% so với cùng kỳ năm 2022. Hiện đã xuất hiện một số tín hiệu tích cực để phục hồi nhưng việc nắm cơ hội để phát triển vẫn gặp khó khăn lớn ở thực trạng nuôi nhỏ lẻ.

Ao nuôi tôm
• 10:58 23/09/2023