Kênh mương bị bồi lắng: Người nuôi tôm khốn đốn vì nguồn nước ô nhiễm

Những dòng kênh cạn trơ đáy, nước tù đọng, chứa đủ các loại rác thải chẳng khác nào những dòng kênh chết là hình ảnh không khó để bắt gặp ở những tuyến kênh nhánh thuộc vùng nuôi tôm trọng điểm của hai huyện Hòa Bình và Đông Hải (tỉnh Bạc Liêu). Để có nguồn nước phục vụ sản xuất, nhiều nông dân phải tự nạo vét đoạn kênh trước nhà thành những “ao nước” nhỏ để có thể tích nước, bơm dần.

Kênh mương bị bồi lắng
Tuyến kênh ấp Bửu II (xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải) bị bồi lắng nghiêm trọng khiến cho nguồn nước bị tắc nghẽn. Ảnh: C.L

Theo phản ánh của người dân sống dọc theo tuyến kênh ấp Bửu II (xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải), hơn 3 năm nay tuyến kênh này đã bị bồi lắng nghiêm trọng. Nhiều đoạn, người dân có thể đứng từ bờ bên này nhảy qua được bờ bên kia, trong khi trước đây con kênh này từng rộng hơn 6 mét và sâu đến 4 mét. Thực trạng này khiến cho việc dẫn nước vào ao nuôi tôm của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Anh Phạm Minh Tươi (ấp Bửu II, xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải) nói: “Nhà tôi có 5 ao nuôi tôm theo hướng công nghệ cao, nhưng giờ nguồn nước không có nên không thể thả tôm nuôi hết diện tích được. Không chỉ vậy, do nguồn nước không đảm bảo, khi lấy vào ao lắng phải qua nhiều khâu xử lý, tốn kém đủ thứ mà vẫn không an tâm khi đưa vào ao nuôi. Chúng tôi rất mong các cấp chính quyền quan tâm đầu tư nạo vét tuyến kênh này để bà con có nguồn nước phục vụ sản xuất”.

Cũng theo phản ánh của bà con nơi đây, do nguồn nước bị ứ đọng nên khi có hộ nuôi tôm bị thiệt hại xả thải ra kênh thì coi như cả xóm gần một tháng không ai dám lấy nước. Tình trạng này đã được bà con kiến nghị rất nhiều lần đến các cấp chính quyền từ xã đến huyện, nhưng đã 3 năm ròng không được giải quyết. Quá bức xúc, nhiều hộ nuôi tôm có diện tích lớn trong ấp đã làm đơn xin tự nạo vét tuyến kênh nhưng cũng không được chấp nhận.

Cùng chung cảnh ngộ với hàng chục hộ nuôi tôm ở ấp Bửu II, người dân ấp 16 (xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình) cũng khốn đốn vì không có nước sản xuất. Theo ghi nhận của chúng tôi, tuyến kênh chảy qua ấp 16 hiện đã bị bồi lắng gần hết, có đoạn cây mắm mọc ngay giữa lòng kênh và trở thành nơi trú ngụ lý tưởng cho nhiều loài thủy sản như cá thòi lòi, còng gió, cua biển… Theo phản ánh của bà con, để có nước dẫn vào ao nuôi, nhiều hộ trong xóm phải tự đào cho mình một “cái ao” trước nhà để tích nước và phải tranh thủ lắm mới có thể bơm đủ nước. Tình cảnh này đã kéo dài suốt gần 4 năm nay nhưng không được các cấp chính quyền quan tâm giải quyết, dù bà con trong ấp đã nhiều lần kiến nghị. Ông Lê Văn Tiến bức xúc: “Kênh mương như vậy thì làm sao nông dân chúng tôi nuôi trồng gì được. Nếu tình hình này mà tiếp tục kéo dài thì có nước phải treo ao, bỏ vuông mà đi làm mướn kiếm sống”.

Dẫu biết thủy lợi là một tiêu chí khó đối với nhiều địa phương, bởi yêu cầu kinh phí đầu tư lớn, trong khi nguồn lực còn hạn hẹp. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, các địa phương cần quan tâm hơn nữa đến việc sên vét, cải tạo các tuyến kênh, nhất là những kênh nhánh để bà con có nguồn nước phục vụ sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập. Đồng thời cũng để bà con nuôi tôm ở những nơi này không cảm thấy mình bị bỏ lại phía sau trong tiến trình xây dựng Bạc Liêu trở thành thủ phủ tôm của cả nước.

Báo Bạc Liêu
Đăng ngày 07/09/2020
Chí Linh
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 15:18 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 15:18 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 15:18 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 15:18 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 15:18 25/11/2024
Some text some message..