Khác biệt giữa 6 nước nuôi tôm thẻ hàng đầu thế giới

Việt Nam nằm trong nhóm 6 nước nuôi tôm thẻ hàng đầu thế giới. Tôm thẻ chân trắng đang được nuôi ở 36 quốc gia, đạt giá trị sản xuất cao nhất trong ngành nuôi trồng thủy sản với trị giá 26,7 tỷ USD.

Tôm thẻ chân trắng
Ngành tôm thẻ thế giới được định giá khoảng 26,7 tỷ USD.

Đầu 1/2019, một nhóm nhiên cứu của Mỹ bắt đầu tiến hành nghiên cứu để đánh giá thực trạng nuôi tôm thẻ chân trắng cũng như so sánh về mức độ tiếp nhận đổi mới công nghệ kỹ thuật ở 6 nước có ngành công nghiệp nuôi tôm thẻ hàng đầu hiện nay là: Indonesia, Ấn Độ, Ecuador, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Nhóm nghiên cứu phỏng vấn 81 trại nuôi tôm với 90 câu hỏi về 10 tiêu chí bao gồm: cơ sở hạ tầng, quản lý trại nuôi, điện phục vụ sản xuất, nguồn nước, cung cấp oxy, thức ăn, giám sát chất lượng nước và sức khỏe tôm nuôi, mức độ tăng trưởng, kỹ thuật thu hoạch và an toàn sinh học.

Báo cáo tóm tắt một số khác biệt giữa 6 nước như sau:

Mật độ nuôi: Trung Quốc và Việt Nam là 2 nước áp dụng kỹ thuật nuôi siêu thâm canh với mật độ trung bình là 220-300 con/m2, Thái Lan và Indonesia nuôi 70-130 con/m2, Ấn Độ 60 con/m2 (mật độ tối đa được quy định), Ecuador nuôi trung bình 20 con/m2.

Số vụ nuôi: Nông dân ở Indonesia, Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc thường sản xuất khoảng 2,5 vụ mỗi năm, trong khi nông dân ở Ấn Độ chỉ có 1-2 vụ mỗi năm. Ecuador có thể nuôi 3 – 4 do sử dụng ao ương và thả chồng chéo giữa ao ương và ao nuôi. 

Sản lượng: các trang trại ở Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc đạt được trung bình khoảng 15-20 tấn/ha,vụ. Ấn Độ thu được khoảng 4 tấn/ha/vụ, trong khi đó người nuôi ở  Ecuador thu chỉ  khoảng 1,6 tấn/ha/vụ.

Tỷ lệ sống: Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ và Việt Nam đạt tỷ lệ trên 70%, Trung Quốc trung bình đạt 60% và Ecuador khoảng 50%.

Tuy nhiên, cần lưu ý là tuy ngành tôm ở Ecuador có hiệu suất canh tác thấp hơn các nước khác nhưng lại chú trọng vào khả năng kháng bệnh của tôm nuôi. Tôm bố mẹ trong các chương trình nhân giống được tiếp xúc với nhiều điều kiện môi trường nơi có các mầm bệnh khác nhau để phát triển tính đề kháng chống lại dịch bệnh. Điều này giúp tiết kiệm chi phí để đảm bảo an toàn sinh học cũng như chi phí kiểm soát các yếu tố môi trường như nhiệt độ hoặc pH.

Thông qua so sánh kỹ thuật nuôi khác nhau giữa 6 nước, nghiên cứu cung cấp thông tin tổng quan về ngành nuôi tôm thẻ chân trắng, từ đó định hướng để đầu tư và nghiên cứu phát triển công nghệ nuôi phù hợp với kỹ thuật canh tác của từng khu vực.

Theo Rob Fletcher

Đăng ngày 01/11/2019
Thảo Nguyễn
Thế giới

Triển vọng cho thị trường tôm Việt Nam tại Australia năm 2023

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính chung 8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Úc đạt 197,67 triệu USD, giảm 20,16% so với cùng kỳ năm 2022.

Chế biến tôm
• 11:44 30/09/2023

Đánh giá sự tích lũy kim loại nặng ở tôm sú nuôi tại đầm Chilika

Tôm là một trong những nguồn thực phẩm phổ biến nhất ở mọi quốc gia vì chúng là nguồn cung cấp protein, chất dinh dưỡng, vitamin, chất chống oxy hóa, axit amin thiết yếu và axit béo không bão hòa đơn tuyệt vời và ít calo (Bernard et al. cộng sự, 2016).

Tôm sú
• 12:06 20/09/2023

Hội Nghề cá Việt Nam phản đối hành vi bạo lực của Trung Quốc trên biển

Theo Hội Nghề cá Quảng Ngãi, trong các tháng gầy đây, Trung Quốc đã nhiều lần vi phạm chủ quyền, các quyền biển đảo của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế.

Biển Đông
• 16:48 07/09/2023

Sự thay đổi của nuôi trồng thuỷ sản nhằm nâng cao phúc lợi của cá và tôm

Hiện nay trên thế giới, có nhiều bằng chứng mới đang xuất hiện cho thấy cá và tôm có thể trải qua cảm giác đau đớn, điều này gây ra các vấn đề liên quan đến đạo đức và cả chất lượng thịt của tôm và cá.

Cá
• 09:59 03/09/2023

Triển vọng cho thị trường tôm Việt Nam tại Australia năm 2023

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính chung 8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Úc đạt 197,67 triệu USD, giảm 20,16% so với cùng kỳ năm 2022.

Chế biến tôm
• 14:12 30/09/2023

Top 5 loài cá đắt nhất thế giới khiến bạn phải trầm trồ

Cũng giống với thế giới trên cạn, môi trường dưới nước cũng luôn chứa đựng nhiều loài sinh vật cả phong phú lẫn quý hiếm. Dưới đây, Tép Bạc sẽ đề cập đến top 5 loài cá đắt nhất thế giới. Với giá tiền được công khai trên mỗi loài, chắc chắn bạn sẽ trầm trồ.

Cá biển
• 14:12 30/09/2023

Top 10 loài cá nguy hiểm nhất thế giới

Đại dương bao la ẩn chứa hàng ngàn sinh vật đa dạng, độc đáo về màu sắc, kích thước khác nhau. Trong bài viết này, hãy cùng khám phá 10 loài cá nguy hiểm nhất trên hành tinh. Hãy cùng tìm hiểu về tên gọi, đặc điểm hình dáng và tính chất của những chú cá này nhé.

Cá biển
• 14:12 30/09/2023

Giải thích các khái niệm cơ bản trong nuôi tôm

Với việc nuôi tôm chủ yếu là từ kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm nuôi hay được bạn bè nuôi tôm chia sẻ thì có thể có những khái niệm đã được bà con nông dân truyền miệng nhau sử dụng nhưng có thể đã hiểu sai hoặc chưa hiểu rõ về nó.

Tôm giống
• 14:12 30/09/2023

Sự hình thành khí độc NO2, NH3 trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Khí độc NH3, NO2 hình thành từ các nguồn khác nhau có trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng như chất lơ lửng, phù sa lắng tụ, xác tảo chết, thức ăn dư thừa, phân tôm, vỏ tôm lột, xác tôm chết, bùn đáy ao tồn lưu do sên vét vụ nuôi trước không triệt để.

Nưới ao tôm
• 14:12 30/09/2023