Khai thác thủy sản an toàn trong mùa bão

Khai thác thủy sản trong mùa mưa bão ngư dân sẽ gặp rất nhiều nguy hiểm. Các chủ tàu, thuyền trưởng và thuyền viên cần có nhận thức về công tác phòng, chống bão, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện hoạt động khai thác thủy sản.

Khai thác thủy sản an toàn trong mùa bão
Khai thác thủy sản an toàn trong mùa bão. Ảnh: BQN

Đảm bảo an toàn tàu cá

Các tàu cá của bà con ngư dân hoạt động trong mùa mưa bão phải đảm bảo tuyệt đối các yêu cầu kỹ thuật về an toàn. Thực hiện tốt việc đăng ký, đăng kiểm đối với phương tiện khai thác theo quy định, đủ giấy tờ của tàu và người đi trên tàu, mua bảo hiểm cho người và phương tiện. Không đưa các tàu không đủ điều kiện an toàn ra khơi, chủ tàu cá phải trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết như: phao cứu sinh, cứu hỏa, hệ thống chống thủng cũng như hệ thống thông tin, tín hiệu trên các tàu cá. Kiểm tra kỹ các bộ phận trên tàu, nếu hư hỏng phải sửa chữa ngay, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án cụ thể để đối phó ngay khi có giông bão. Các công tác này phải được chuẩn bị và kiểm tra thường xuyên nhất là trước khi tàu rời bến.

Khi xuất bến, cần khai báo đầy đủ tần số liên lạc của tàu, số lượng thuyền viên, ngư trường hoạt động với trạm kiểm soát biên phòng nơi phương tiện cư trú.

Cùng đó, ngư dân cần duy trì và nhân rộng các mô hình tổ hợp tác sản xuất trên biển để bảo vệ an toàn cho ngư dân khi khai thác, hay khi có sự cố, gặp rủi ro, thiên tai trên biển.

Chủ động nắm thông tin bão, áp thấp nhiệt đới

Thuyền trưởng phải thường xuyên theo dõi tin bão, áp thấp nhiệt đới và dự đoán tình hình diễn biến của bão, áp thấp nhiệt đới (nếu có), giữ thông tin liên lạc thường xuyên với bờ qua hệ thống vô tuyến điện được trang bị trên tàu cũng như giữa các tàu với nhau, xác định chính xác vị trí tàu và so sánh vị trí tàu với đường đi của cơn bão.

Khi nghe tin có bão, áp thấp nhiệt đới phải khẩn trương tiến hành kiểm tra kỹ hệ thống máy, hệ lái, đóng chặt các hệ thống thông hơi, thông gió, hệ thống cứu sinh, cứu hỏa, chống thủng, các loại neo, dây neo, dây cột tàu phải ở trong trạng thái sẵn sàng hoạt động; Mặt khác, sắp xếp và buộc chặt tất cả các vật dụng trên tàu kể cả lưới chài, tránh khi sóng gió đồ vật dịch chuyển làm lệch tâm tàu, phổ biến tình hình và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trên tàu.

Xử lý khi có gió bão, áp thấp nhiệt đới trên biển

Tất cả thuyền viên trên tàu phải ở vị trí phân công, hạn chế đi lại không cần thiết trên boong, nếu vì nhiệm vụ cần thiết thì phải có người theo dõi để xử lý khi gặp tai nạn, tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh của thuyền trưởng; thường xuyên xác định vị trí tàu và thông báo vị trí, tình trạng của tàu và các tàu trong đội, nhóm, giữ vững liên lạc giữa tàu với bờ, tàu với tàu. Trường hợp bị mất liên lạc, khi gặp nguy hiểm, thuyền trưởng chuẩn bị sẵn can, vỏ chai (được sơn đỏ) bỏ giấy vào và bịt kín, trong đó ghi các nội dung: Tên tàu, số đăng ký, danh sách thuyền viên trên tàu, tọa độ tàu khi thả thư.

Đối với trường hợp gặp sóng to, gió lớn đe dọa đến sự an toàn của tàu, sức khỏe thuyền viên, nên ngừng hoạt động khai thác, tìm nơi tránh trú an toàn. Chú ý, khi tàu vào trú bão tại các khu neo đậu cần phải áp dụng biện pháp neo đậu hợp lý, hiệu quả để tránh va đập gây nguy hiểm, phải tính toán khoảng cách an toàn khi neo đậu, phòng khi gió giật hoặc đổi hướng.

Ở một số địa phương, ngư dân cần theo dõi  tín hiệu bắn pháo để có thêm thông tin và chủ động ứng phó.

Khi bão tan, thuyền trưởng phải báo cáo kịp thời với chủ tàu và chính quyền địa phương về tình trạng người và tàu cá, đồng thời kiểm tra lại điều kiện an toàn của tàu trước khi hoạt động trở lại.

Trường hợp phát hiện tàu cá khác bị nạn, phải đưa tàu đến hỗ trợ ứng cứu kịp thời và thông báo cho Đài Thông tin duyên hải hoặc Bộ đội Biên phòng gần nhất. Đồng thời, chấp hành nghiêm chỉnh lệnh điều động tàu đi làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn của các cấp có thẩm quyền…

TSVN
Đăng ngày 25/08/2017
Thái Thuận
Đánh bắt

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 13:33 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 13:33 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:33 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 13:33 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:33 16/04/2024